trong thời phong kiến: Thời đó, chống lại vua quan thì phải nhốt vào cũi
trước khi bị chém. // đgt. Nhốt con vật vào cũi: Cũi con chó lại.
cúi
- 1 d. Con cúi (nói tắt). Cán bông đánh cúi.
- 2 đg. Hạ thấp đầu hoặc thân mình xuống về phía trước. Cúi chào. Cúi rạp
người xuống để đạp xe. Cúi mặt làm thinh.
cùm
- I. dt. Dụng cụ dùng để giữ chặt chân người tù, gồm hai tấm gỗ khi ghép
lại thì chỉ còn hai lỗ đủ để cho chân người tù ở trong đó. II. đgt. 1. Cho
chân vào cùm để giam giữ: bị cùm trong xà lim Cờ bạc là bác thằng bần,
Cửa nhà bán hết cho chân vào cùm (cd.). 2. Không được tự do đi lại: ốm
mấy ngày bị cùm ở trên giường Mưa cùm chân ở nhà.
cúm
- dt. Bệnh do một thứ vi-rút gây sốt, sổ mũi, viêm họng, viêm phế quản,
viêm phổi: Một dịch cúm lan ra khắp làng.
cúm núm
- d. Chim sống ở nước cùng họ với cuốc, lông màu xám.
cụm
- dt. 1. Khối gồm những cây nhỏ cùng một gốc, những chiếc lá cùng một
cành và những bông hoa liền cuống, chụm lại với nhau: cụm hoa cụm rau
thơm cụm lá. 2. Khối gồm những nhà hoặc những vật liền sát nhau: cụm
pháo hoa cụm dân cư.
cun cút
- 1 dt. Món tóc của trẻ em gái thời xưa để chừa ở chỗ thóp, chung quanh
cạo trắng: Hồi đó, lên mười tuổi chị ấy vẫn còn cái cun cút.
- 2 dt. Loài chim lông màu nâu xám, chân ngắn, hay lủi ở bờ ruộng hoặc ở
bụi cây: Béo như con cun cút (tng).
cùn
- t. 1 (Lưỡi cắt) trơ mòn, không sắc. Dao cùn. Kéo cùn. 2 Đã mòn cụt đi.
Chổi cùn rế rách*. Ngòi bút cùn. Kiến thức cùn dần. 3 (kng.). Tỏ ra trơ, lì,
không cần biết đến phải trái, hay dở, và phản ứng của người xung quanh. Lí
sự cùn*. Giở thói cùn. Cùn đến mức đuổi cũng không chịu về.