cung
- 1 I. dt. 1. Vũ khí cổ, thô sơ, gồm một cánh đàn hồi làm bằng tre hoặc gỗ
hay kim khí, hai đầu cánh được gò lại bằng dây bền chắc, dùng phóng tên
đi: tài cưỡi ngựa bắn cung. 2. Dụng cụ để bật bông cho tơi, gồm một dây
căng trên một cần gỗ dài. 3. Phần của đường cong giới hạn bởi hai điểm. 4.
Mũi tên giữa các nút trong sơ đồ khối. II. đgt. Bật cho bông tơi ra bằng
cung hoặc bằng máy: máy cung bông.
- 2 dt. 1. Nhà, nơi ở của vua. 2. Nơi thờ tôn nghiêm nhất trong đền miếu. 3.
Phạm vi được phép đi lại trong bốn ô vuông của tướng sĩ trên bàn cờ. 4.
Toà nhà lớn, đồ sộ dùng làm nơi tổ chức các hoạt động văn hoá, thể thao:
cung thiếu nhi cung văn hoá lao động.
- 3 dt. 1. Quãng đường đi bộ mất chừng nửa ngày: Một ngày giỏi lắm đi
được hai cung đường.2. Đoạn đường phân ra, theo cách quản lí của cơ quan
giao thông: mở thêm cung đường.
- 4 dt. Lời khai của bị can trước cơ quan điều tra xét hỏi: lấy cung hỏi cung.
- 5 dt. 1. Một trong ngũ âm theo cách phân chia của âm nhạc trước đây. 2.
Đơn vị dùng để đo khoảng cách giữa hai nốt nhạc. 3. Tính chất về giọng
điệu của bài ca, bản nhạc cổ truyền: cung Bắc cung Nam.
- 6 dt. Từng mục trong số tử vi: cung tình duyên cung bản mệnh.
- 7 dt. thgtục Cung cách, nói tắt: Cung này thì đến hỏng thôi Cung này thì
đi sao nổi.
- 8 đgt. Cấp hàng hoá, trái với cầu: cung không kịp cầu cung cấp cung cầu
cung ứng tự cung tự cấp.
cung cầu
- đgt. (H. cung: cấp cho; cầu: hỏi xin) Cung cấp và yêu cầu nói tắt: Bọn
gian thương vận dụng qui luật cung cầu để lũng đoạn thị trường.
cung khai
- đg. Khai điều đã làm, đã biết, khi bị hỏi cung. Không chịu cung khai nửa
lời. Lời cung khai.
cung nữ
- dt. Người con gái hầu hạ ở cung vua, phủ chúa: Cho đòi cung nữ các nàng
chạy ra (Hoàng Trừu).