- dt. (H. ân: ơn; nghĩa: nghĩa) tình nghĩa đằm thắm do mang ơn lẫn nhau:
Ăn ở có ân nghĩa với nhau.
ân nhân
- d. Người làm ơn, trong quan hệ với người mang ơn.
ân oán
- dt. ân nghĩa và thù oán: Chút còn ân oán đôi đường chửa xong (Truyện
Kiều).
ân tình
- dt. (H. ân: ơn; tình: tình nghĩa) tình cảm sâu sắc do có ơn đối với nhau:
Như keo sơn gắn chặt ân tình (X-thuỷ). // tt. Có tình nghĩa và ơn huệ của
nhau: Nhớ ai tiếng hát ân tình, thuỷ chung (Tố-hữu).
ân xá
- đg. Tha miễn hình phạt cho phạm nhân đã bị kết án, coi đó là một đặc ân
của nhà nước. Ra lệnh ân xá một số phạm nhân.
ẩn
- 1 đgt. Đẩy mạnh, nhanh một cái; ẩy: ẩn cửa bước vào.
- 2 I. đgt. 1. Giấu mình kín đáo vào nơi khó thấy: Ngôi nhà ẩn dưới lùm cây
Bóng người lúc ẩn lúc hiện. 2. Lánh đời về ở nơi vắng vẻ, ít người biết đến:
từ quan về ở ẩn. II. dt. Cái chưa biết trong một bài toán, một phương trình.
ẩn dật
- tt. (H. ẩn: kín; dật: yên vui) Yên vui ở một nơi hẻo lánh. Vân Tiên nghe
nói mới tường: cũng trang ẩn dật biết đường thảo ngay (LVT).
ẩn náu
- đg. Lánh ở nơi kín đáo để chờ dịp hoạt động. Toán cướp ẩn náu trong
rừng.
ẩn ý
- dt. ý kín đáo ở bên trong lời nói, câu viết được hiểu ngầm mà không được
nói rõ ra: Câu nói đầy ẩn ý.
ấn
- 1 dt. Con dấu của vua hay của quan lại: Rắp mong treo ấn, từ quan (K).
- 2 đgt. 1. Dùng bàn tay, ngón tay đè xuống, gí xuống: ấn nút chai 2. Nhét
mạnh vào: ấn quần áo vào va-li 3. ép người khác làm việc gì: ấn việc giặt