đại
- 1 d. Cây có nhựa mủ, lá dài, khi rụng để lại trên thân những vết sẹo lớn,
hoa thơm, thường màu trắng, thường trồng làm cảnh ở đền chùa.
- 2 d. Nguyên đại (nói tắt). Đại nguyên sinh. Đại thái cổ.
- 3 I t. (dùng phụ sau d.; kết hợp hạn chế). Thuộc loại to, lớn hơn mức bình
thường. Lá cờ đại. Nặng như cối đá đại.
- II p. (kng.). Đến mức như không thể hơn được nữa; rất, cực. Cái cười vô
duyên. Hôm nay vui đại. Trời rét đại.
- III Yếu tố ghép trước để cấu tạo danh từ, động từ, có nghĩa "lớn, thuộc
loại lớn, hoặc mức độ lớn hơn bình thường". phú*. Đại gia đình*. Đại
thắng*. Đại thành công.
- 4 p. (kng.). (Làm việc gì) ngay, không kể nên hay không nên, chỉ cốt cho
qua việc, vì nghĩ không còn có cách nào khác. Nhảy đại. Cứ làm đại đi.
Nhận đại cho xong việc.
đại chiến
- dt. Chiến tranh có quy mô lớn giữa các nước mạnh, có ảnh hưởng tới
nhiều nước: tránh xẩy ra đại chiến.
đại chúng
- dt. (H. đại: lớn; chúng: số đông người) Số đông nhân dân: Một tác phẩm
văn nghệ muốn hoàn bị phải từ phong trào, từ đại chúng mà ra và trở về nơi
phong trào, nơi đại chúng (Trg-chinh). // tt. Có tính chất phù hợp với đông
đảo quần chúng và nhằm phục vụ quyền lợi của số đông nhân dân: Văn hoá
mới Việt-nam phải có ba tính chất: dân tộc, khoa học và đại chúng (Trg-
chinh).
đại cương
- I d. Những điều chủ yếu (nói tổng quát). Hiểu đại cương về kĩ thuật điện
tử.
- II t. Có tính chất tổng quát. Kiến thức . Ngôn ngữ học đại cương.
đại diện
- I. đgt. Thay mặt (cho cá nhân, tập thể): đại diện cho nhà trai phát biểu đại
diện cho anh em bè bạn đến chúc mừng. II. dt. Người, tổ chức thay mặt: đại
diện cơ quan cử đại diện ở nước ngoài.