- dt. Phần thân thể trên lưng, sát dưới vai: vác nặng, đau hết cả hai bả vai.
bã
- 1 dt. Phần còn lại của một vật sau khi đã lấy hết nước: Theo voi hít bã mía
(tng).
- 2 Mệt quá, rã rời cả người: Trời nóng quá, bã cả người.
- 3 tt. Không mịn: Giò lụa mà bã thế này thì chán quá.
bá
- 1 d. Tước liền sau tước hầu trong bậc thang chức tước phong kiến.
- 2 I d. Thủ lĩnh của một liên minh các chư hầu thời phong kiến Trung
Quốc cổ đại. Xưng hùng xưng bá.
- II d. (kng.). Ác (nói tắt). Vạch bá.
- 3 d. Bá hộ (gọi tắt).
- 4 d. (ph.). Chị của mẹ (có thể dùng để xưng gọi).
- 5 d. (ph.). Báng (súng). Khẩu súng trường bá đỏ.
- 6 đg. Quàng tay (lên vai, cổ). Bá vai bá cổ. Tầm gửi bá cành dâu (bám
vào cành dâu).
- 7 (id.). Như bách3 ("trăm"). (Thuốc trị) bá chứng (cũ; bách bệnh). Bá
quan*.
bá cáo
- đgt. Công bố, truyền rộng ra cho mọi người đều biết: bá cáo với quốc dân
đồng bào.
bá chủ
- dt. (H. bá: dùng sức mạnh; chủ: đứng đầu) Kẻ dùng sức mạnh để thống trị
Hít-le muốn làm bá chủ thế giới.
bá hộ
- d. 1 Phẩm hàm cấp cho hào lí hoặc kẻ giàu có thời phong kiến. 2 Kẻ giàu
có ở nông thôn ngày trước.
bá láp
- Nh. Ba láp.
bá quan
- dt. (H. bá: một trăm; quan: quan lại) Các quan trong triều Lại truyền văn
võ bá quan cứ ngày cũng đến tướng môn lễ mừng (NĐM).