bá quyền
- d. Quyền một mình chiếm địa vị thống trị.
bá tánh
- đphg, Nh. Bách tính.
bá tước
- dt. (H. bá: tước bá; tước: tước) Tước thứ ba trong thang tước vị phong
kiến Âu-châu Ngày nay ở Âu-châu vẫn còn những bá tước.
bá vương
- d. Người làm nên nghiệp vương, nghiệp bá, chiếm cứ một phương trong
thời phong kiến (nói khái quát). Nghiệp bá vương. Mộng bá vương (mộng
làm bá vương).
bạ
- 1 dt. 1. Sổ sách ghi chép về ruộng đất, sinh tử, giá thú: bạ ruộng đất bạ giá
thú. 2. Thủ bạ, nói tắt: bo bo như ông bạ giữ ấn (tng.).
- 2 đgt. Đắp thêm vào: bạ tường bạ bờ giữ nước.
- 3 đgt. Tuỳ tiện, gặp là nói là làm, không cân nhắc nên hay không: bạ ai
cũng bắt chuyện bạ đâu ngồi đấy.
bác
- 1 dt. 1. Anh hay chị của cha hay của mẹ mình: Con chú, con bác chẳng
khác gì nhau (tng) 2. Từ chỉ một người đứng tuổi quen hay không quen:
Một bác khách của mẹ; Bác thợ nề. // đt. 1. Ngôi thứ nhất khi xưng với
cháu mình: Bố về, cháu nói bác đến chơi nhé 2. Ngôi thứ hai khi cháu nói
với bác; Thưa bác, anh cả có nhà không ạ? 3. Ngôi thứ ba, khi các cháu nói
với nhau về bác chung: Em đưa thư này sang nhà bác nhé 4. Từ dùng để
gọi người đứng tuổi: Bác công nhân, mời bác vào 5. Từ dùng để gọi người
ngang hàng với mình trong giao thiệp giữa những người đứng tuổi: Bác với
tôi là bạn đồng nghiệp.
- 2 đgt. Không chấp nhận: Bác đơn xin ân xá.
- 3 đgt. Đun khan và nhỏ lửa: Bác trứng.
bác ái
- t. Có lòng thương yêu rộng rãi hết thảy mọi người, mọi loài. Giàu tình bác
ái.