bác cổ
- tt. Có kiến thức hiểu biết sâu rộng về văn tịch, sách vở, di tích và các việc
đời xưa: trường bác cổ.
bác học
- tt. (H. bác: rộng; học: môn học) 1. Có nhiều tri thức về một hay nhiều
ngành khoa học: Nhà bác học Pavlov 2. Đi sâu vào các tri thức khoa học:
Trước khi có văn chương bác học, đã có một nền văn chương bình dân
(DgQgHàm).
bác sĩ
- d. Người thầy thuốc tốt nghiệp đại học y khoa. Bác sĩ khoa nội. Bác sĩ thú
y (tốt nghiệp đại học kĩ thuật nông nghiệp, ngành thú y).
bác vật
- dt. (H. bác: rộng; vật: vật) Từ miền Nam gọi kĩ sư: Một bác vật nông
nghiệp.
bạc
- 1 d. 1 Kim loại màu trắng sáng, mềm, khó gỉ, dẫn điện tốt, thường dùng
để mạ, làm đồ trang sức. Nhẫn bạc. Thợ bạc. Nén bạc. 2 Tiền đúc bằng bạc;
tiền (nói khái quát). Bạc trắng (tiền đúc bằng bạc thật). 3 (kng.; dùng sau từ
chỉ số chẵn từ hàng chục trở lên). Đồng bạc (nói tắt). Vài chục bạc. Ba trăm
bạc. 4 (dùng hạn chế trong một số tổ hợp). Trò chơi ăn tiền (nói khái quát).
Đánh bạc*. Gá bạc. Canh bạc.
- 2 d. Bạc lót (nói tắt). Bạc quạt máy.
- 3 t. 1 Có màu trắng đục. Vầng mây bạc. Ánh trăng bạc. Da bạc thếch. 2
(Râu, tóc) đã chuyển thành màu trắng vì tuổi già. Chòm râu bạc. Đầu đốm
bạc. 3 Đã phai màu, không còn giữ nguyên màu cũ. Chiếc áo nâu bạc
phếch. Áo đã bạc màu. // Láy: bàng bạc (ý mức độ ít).
- 4 t. (kết hợp hạn chế). 1 Mỏng manh, ít ỏi, không được trọn vẹn. Mệnh
bạc. Phận mỏng đức bạc. 2 Ít ỏi, sơ sài; trái với hậu. Lễ bạc. 3 Không giữ
được tình nghĩa trọn vẹn trước sau như một. Ăn ở bạc. Chịu tiếng là bạc.
bạc ác
- tt. Không có tình nghĩa, sống bất nhân, hay hại người: con người bạc ác.
bạc hà