đối lập
- đgt. (H. lập: đứng thẳng) Trái ngược hẳn nhau: Dưới chế độ xã hội chủ
nghĩa, không có sự đối lập giữa thành thị và nông thôn (Trg-chinh).
đối ngoại
- đg. (kết hợp hạn chế). Đối với nước ngoài, bên ngoài, nói về đường lối,
chính sách, sự giao thiệp của nhà nước, của một tổ chức; phân biệt với đối
nội. Chính sách đối ngoại.
đối nội
- đgt. Đường lối, chủ trương, chính sách mang tính quốc gia) đối với trong
nước: đường lối đối nội.
đối phó
- đgt. (H. phó: cấp cho; trao cho) Tìm cách chống lại: Để đối phó với phong
trào giải phóng thuộc địa, đế quốc Anh thi hành một chính sách hai mặt
(Trg-chinh).
đội
- 1 I d. 1 Tổ chức chặt chẽ gồm một số người nhất định cùng làm một
nhiệm vụ. Đội bóng đá. Đội khảo sát địa chất. Đội du kích. 2 (thường viết
hoa). Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh (nói tắt).
- II d. Chức vụ trong quân thời thực dân Pháp, tương đương tiểu đội trưởng.
Viên đội khố đỏ.
- 2 đg. 1 Mang trên đầu. Đầu đội nón. Calô đội lệch. Đội thúng gạo. Thù
không đội trời chung (một mất một còn, không thể cùng chung sống). 2 Đỡ
và nâng lên bằng đầu. Đội nắp hầm chui lên. Đội bảng (b.; đứng cuối bảng
trong danh sách những người thi đỗ).
đốm
- I. dt. Chấm sáng hiện ra trên nền tối hoặc chấm khác màu nổi lên trên nền
màu nào đó: đốm lửa đốm hoa trên vải. IỊ tt. Có nhiều chấm xen vào: chó
đốm.
đồn
- 1 dt. 1. Nơi có một số quân đội đóng: Đóng đồn ở biên giới 2. Cơ quan có
nhiệm vụ giữ trật tự, an ninh: Đồn công an.
- 2 đgt. Truyền một tin từ người này sang người khác, từ nơi này đến nơi