khác: Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa (tng).
đồn trú
- đg. (cũ). Đóng quân cố định một chỗ.
đốn
- 1 đgt. 1. Chặt, đẵn nhiều cây để lấy củi, gỗ: đốn gỗ đốn củi. 2. Chặt, đẵn
bớt cành để cho ra nhánh mới: đốn cành lá đốn dâu.
- 2 tt. Hư hỏng, tồi tệ: không ngờ nó lại đốn đến như vậy.
độn
- 1 dt. Phép bói thái ất (cũ): Bấm độn.
- 2 tt. Không thông minh; Đần: Anh chàng ấy thực độn.
- 3 đgt. Trộn lẫn vào: Gạo thổi không độn khoai thì độn ngô (Ng-hồng).
- 4 đgt. Nhồi vào: Độn bông vào gối.
độn thổ
- đg. 1 (Nhân vật trong truyện thần thoại) chui xuống đất để đi dưới mặt
đất. Có phép độn thổ. Ngượng quá muốn độn thổ (kng.; để trốn). 2 (kết hợp
hạn chế). Giấu quân ở hầm dưới mặt đất để bất ngờ đánh địch. Đánh độn
thổ.
độn vai
- dt. Miếng đệm bằng vải có nhồi bông đặt trong vai áo may kiểu âu: áo
mùa hè không cần có độn vai.
đông
- 1 d. 1 Một trong bốn phương chính, ở về phía mặt trời mọc, đối lập với
phương tây. Nước ta phía đông giáp biển. Nhà hướng đông. Gió mùa đông-
bắc. Rạng đông*. 2 (thường viết hoa). Những nước thuộc phương Đông,
trong quan hệ với các nước thuộc phương Tây. Quan hệ Đông - Tây.
- 2 d. 1 Mùa lạnh nhất trong bốn mùa của một năm. Ngày đông tháng giá.
Đêm đông. 2 (vch.). Năm, thuộc về quá khứ. Đến nay đã chẵn ba đông.
- 3 đg. Chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn; kết đặc lại. Nước đông
thành băng. Thịt nấu đông (để cho đông lại). Mỡ đông. Độ đông của máu.
- 4 t. Có nhiều người tụ tập lại cùng một nơi. Thành phố đông dân. Gia đình
đông con. Người đông như kiến.
đông đảo