- 1 dt. Giấy có chữ viết, chữ in hoặc hình vẽ: Bản thảo; Bản vẽ.
- 2 dt. Mỗi đơn vị được in ra: Sách in một vạn bản.
- 3 dt. Bề ngang một tấm, một phiến: Tấm lụa rộng bản.
- 4 dt. Làng ở miền núi: Tây nó về, không ở bản được nữa (NgĐThi).
- 5 tt. Nói thứ giấy dó để viết chữ nho: Mua giấy bản cho con học chữ Hán.
bản án
- d. Quyết định bằng văn bản của toà án sau khi xét xử vụ án.
bản chất
- dt. Thuộc tính căn bản, ổn định, vốn có bên trong của sự vật, hiện tượng:
phân biệt bản chất với hiện tượng Bản chất của anh ta là nông dân.
bản đồ
- dt. (H. đồ: bức vẽ) Bản vẽ hình thể của một khu vực: Bản đồ Việt-nam.
bản lề
- d. 1 Vật gồm hai miếng kim loại xoay quanh một trục chung, dùng để lắp
cánh cửa, nắp hòm, v.v. Lắp bản lề vào cửa. 2 (dùng phụ sau d.). Vị trí nối
tiếp, chuyển tiếp quan trọng. Vùng bản lề giữa đồng bằng và miền núi.
Năm bản lề.
bản năng
- dt. Tính năng vốn có, bẩm sinh, không phải do học hỏi: bản năng tự vệ
hành động theo bản năng.
bản ngã
- dt. (H. bản: của mình; ngã: ta) Cái làm nên tính cách riêng biệt của mỗi
người: Họ hi sinh bản ngã để chuốc lấy những danh giá, lợi lộc nhất thì
(ĐgThMai).
bản quyền
- d. Quyền tác giả hay nhà xuất bản về một tác phẩm, được luật pháp quy
định. Tôn trọng bản quyền của tác giả.
bản sao
- Bản sao ra từ bản gốc: bản sao bằng tốt nghiệp chỉ nhận bản chính, không
nhận bản sao.
bản sắc
- dt. (H. bản: của mình; sắc: dung mạo) Tính chất đặc biệt vốn có, tạo thành