tròn, vuông, ô-van, thường dùng để chén uống nước, trầu cau: khay ăn trầu
khay nước.
khắc
- 1 dt 1. Một phần tư giờ: Tôi chỉ vào đây một khắc sẽ ra. 2. Một phần sáu
của ngày, theo cách chia thời gian ngày xưa (cũ): Ngày sáu khắc, tin mong,
nhạn vắng (CgO); Đêm năm canh ngày sáu khắc (tng).
- 2 đgt 1. Dùng dụng cụ sắc và cứng tạo hình, tạo chữ trên một mặt phẳng:
Khắc con dấu; Khắc bài thơ vào đá. 2. In sâu vào: Từng lời in vào trí óc,
khắc vào xương tuỷ (NgHTưởng).
- 3 trgt Tất nhiên; Không cần phải can thiệp: Anh ấy đã hẹn, anh ấy khắc
đến; Nhận được tin vợ ốm, cậu ấy khắc về.
khắc khoải
- ph. t. 1. Băn khoăn, không yên tâm : Buồn mọi nỗi lòng đà khắc khoải
(CgO). 2. Lắp đi, lắp lại mãi một âm điệu với giọng buồn buồn : Cuốc kêu
khắc khoải đêm ngày.
khắc khổ
- t. Tỏ ra chịu đựng nhiều khổ cực, chịu hạn chế nhiều nhu cầu trong cuộc
sống, sinh hoạt. Sống khắc khổ. Vẻ mặt khắc khổ.
khẳm
- tt., cũ 1. (Thuyền chở) đầy và nặng, khiến cho chìm xuống mặt nước tận
mạn thuyền: Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm (Nguyễn Đình Chiểu).
2. Quá nhiều, quá mức cần thiết: no khẳm bọng tiền vô khẳm. 3. Vừa khít
vừa đúng với yêu cầu: đạt khẳm chi tiêụ
khắm
- tt 1. Có mùi thối: Lọ mắm này khắm mất rồi. 2. Không hay ho gì: Làm thế
thì khắm lắm.
khăn
- d. Đồ bằng vải bay bằng tơ chít trên đầu, quàng vào cổ, trải trên bàn, hoặc
dùng để lau chùi... : Khăn lượt ; Khăn bàn ; Khăn lau. Khăn chầu áo ngự.
Khăn và áo đội và mặc lúc lên đồng hầu bóng.
khăng
- d. Trò chơi của trẻ em, dùng một đoạn cây tròn dài đánh cho đoạn cây