quyển sách ấy. 4. Mỗi giai đoạn trong quá trình chuyển vận của một bộ
máy: Động cơ bốn kì.
- 2 dt Miền địa lí đã qui định: Bọn xâm lược chiếm ba kì của ta (HCM).
- 3 đgt Cọ vào da cho ra ghét: Rửa mặt phải kì xát vài ba lần mới sạch
(HCM).
- 4 tt Lạ lùng: Làm như thế kì quá.
- 5 trgt Đến mức: Đã làm việc gì cũng kì cho đến thật đẹp, thật xong, thật
tốt (HgĐThuý); Hăng hái làm cho kì được (HCM).
kì kèo
- đg. Nói đi nói lại nhiều lần để phàn nàn hay đòi cho được. Kì kèo với cửa
hàng. Kì kèo xin cho được mấy tấm ảnh.
kí lô
- kí-lô Nh. Ki-lộ
kị sĩ
- dt (H. kị: cưỡi ngựa; sĩ: người có học) tước phong cho con em bọn lãnh
chúa phong kiến âu-tây thời Trung-cổ sau một thời gian rèn luyện đặc biệt:
Lễ phong kị sĩ mang nặng màu sắc tôn giáo.
kia
- I. t. 1. Từ đặt sau danh từ chỉ sự vật ở nơi xa mình, ở ngoài mình, trái với
này và đây : Cái nhà kia ; Anh kia. 2. Từ chỉ việc gì chưa làm đến, chưa nói
đến : Việc kia. 3. Từ chỉ thời gian đã qua, và cách ngày hay năm mình đang
sống một ngày hay một năm : Hôm kia ; Năm kia. 4. Từ đặt sau ngày chỉ
cái ngày còn cách hôm nay một ngày trong tương lai : Ngày kia sẽ lên
đường. II. ph. 1. Từ chỉ một vật ở xa nơi mình, đối với đây, này : Kia là núi
Tam Đảo, đây là sông Hồng. 2. Từ chỉ nơi xa chỗ mình: Quyển sách ở đâu
? - Kia. III . Từ đệm ở cuối câu để nhấn mạnh nghĩa câu nói : Đẹp lắm kia.
kích
- 1 I d. Chỗ nối liền thân áo trước với thân áo sau ở dưới nách. Áo xẻ kích.
- II t. (Áo) chật ngực, chật nách. Áo này hơi bị . Áo mặc kích quá, rất khó
chịu.
- 2 d. Binh khí thời cổ, cán dài, mũi nhọn, một bên có ngạnh, dùng để đâm.
- 3 I đg. Nâng vật nặng lên cao từng ít một, bằng dụng cụ. Kích ôtô.