hở (tng); Cỏ mọc kín ngoài sân (NgĐThi).
- 2 đgt (đph) Biến âm của Gánh: Cho tao còn kín nước tưới rau (Ng-hồng).
kinh
- 1. t. Từ mà các dân tộc thiểu số ở Việt Nam dùng để chỉ đồng bào đa số
hay cái gì thuộc đồng bào đa số : Văn học kinh. 2. d. "Kinh đô" nói tắt : Về
kinh.
- d. 1. Sách do các nhà triết học cổ Trung Quốc soạn ra : Kinh Thi ; Kinh
Dịch. 2. Sách giáo lý của một tôn giáo : Kinh Cô-ran ; Kinh Thánh. 3.Từ
chỉ những sách đọc khi cúng lễ : Kinh cúng cháo.
- d. "Kinh nguyệt" nói tắt : Thấy kinh ; Tắt kinh.
- d. "Động kinh" nói tắt: Thằng bé lên kinh.
- t. Sợ : Đứt tay sâu, trông kinh quá.
kinh dị
- t. Kinh hãi hoặc làm cho kinh hãi bởi điều gì quá lạ lùng.
kinh doanh
- đgt. Tổ chức buôn bán để thu lời lãi: đầu tư vốn để kinh doanh cửa hàng
kinh doanh tổng hợp.
kinh điển
- dt, tt (H. kinh: sách vở; điển: sách của người xưa) Tác phẩm được coi là
khuôn mẫu của một học phái: Nghiên cứu những tác phẩm quân sự của các
nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lê-nin (Trg-chinh).
kinh đô
- Thủ đô của một nước trong thời phong kiến.
kinh hoàng
- đg. Kinh sợ đến mức sững sờ, mất tự chủ. Chưa hết kinh hoàng sau lần
chết hụt.
kinh ngạc
- đgt. Hết sức ngạc nhiên, đến mức sửng sốt: kinh ngạc trước trí thông minh
của cậu bé.
kinh nghiệm
- dt (H. kinh: từng trải; nghiệm: chứng thực) Sự hiểu biết do đã từng trải
công việc, đã thấy được kết quả khiến cho có thể phát huy được mặt tốt và