nhẵn bóng: quần láng đen.
láng giềng
- Người ở cạnh nhà hoặc ở gần nhà : Bán anh em xa mua láng giềng gần
(tng).
lạng
- 1 d. 1 Đơn vị cũ đo khối lượng, bằng 1/16 cân ta, tức khoảng 37,8 gram.
Bên tám lạng bên nửa cân. 2 Tên gọi thông thường của 100 gram. Kém hai
lạng đầy một kilô.
- 2 đg. 1 Đưa ngang lưỡi dao vào thịt để cắt lấy những lớp mỏng. Lạng bớt
mỡ ra. Lạng miếng thịt thăn. 2 Xẻ thành những tấm mỏng. Lạng gỗ.
- 3 đg. Nghiêng sang một bên, mất thăng bằng trong giây lát. Sóng đánh
lạng thuyền đi. Lạng người chực ngã. Chiếc xe lạng sang một bên.
lanh lẹ
- tt. Nhanh nhẹn: lanh lẹ như một con sóc một thanh niên tráng kiệt, lanh
lẹn Anh chị em trong đơn vị đều tin tưởng ở tài trí lanh lẹ của Kiều.
lành
- t. 1. Nguyên vẹn, không giập, sứt, vỡ, rách : áo lành ; Bát lành. 2. Tốt cho
sức khỏe, không độc : Thức ăn lành ; Nước lành. 3. Hiền từ, không ác :
Người lành. 4. Đã khỏi bệnh, khỏi đau, dễ khỏi bệnh : Chân đã lành.
lành lặn
- t. Không bị rách, không bị sứt mẻ hoặc thương tật (nói khái quát). Vá lại
quần áo cho lành lặn. Bị thương ở chân, nhưng đứng vẫn như người lành
lặn.
lãnh
- 1 dt., đphg Lĩnh1: quần lãnh.
- 2 Nh. Lĩnh2: lãnh canh lãnh lương lãnh tiền.
lãnh chúa
- Chúa phong kiến chiếm đoạt ruộng đất của nông dân và bóc lột sức lao
động của họ trong thời Trung cổ ở châu Âu.
lãnh đạm
- t. (hoặc đg.). Không có biểu hiện tình cảm, tỏ ra không muốn quan tâm
đến. Thái độ lãnh đạm.