(Nguyễn Bính) xứ lạnh lạnh như đồng (tng.) Cơm đã nguội lạnh. 2. Có cảm
giác gai người do sợ hãi: sợ lạnh cả người lạnh gáy. 3. Có thái độ không hề
có tình cảm gì trong quan hệ: mặt lạnh như tiền Gịọng cứ lạnh như không.
4. (Màu) gợi cảm giác lạnh lẽo: ông ấy thích dùng gam màu lạnh.
lạnh lẽo
- t. ph. l. Nh. Lạnh, ngh.1 : Tiết thu lạnh lẽo. 2. Không ấm cúng, thiếu thân
mật : Gian phòng lạnh lẽo ; Sống lạnh lẽo.
lạnh lùng
- t. 1 (id.). Lạnh, làm tác động mạnh đến tâm hồn, tình cảm. Mưa gió lạnh
lùng. 2 Tỏ ra thiếu hẳn tình cảm trong quan hệ tiếp xúc với người, với việc.
Thái độ lạnh lùng. Cái nhìn lạnh lùng. Bình tĩnh đến lạnh lùng.
lạnh người
- tt. Có biểu hiện quá sợ đến mức ớn lạnh như máu ngừng lưu thông trong
cơ thể.
lạnh nhạt
- Không thân mật, không ân cần : Thái độ lạnh nhạt.
lao
- 1 d. Bệnh lây do trực khuẩn Koch gây ra, thường phá hoại phổi hoặc các
bộ phận khác như hạch, xương, v.v. Lao phổi. Lao hạch. Phòng chống lao.
- 2 d. Nhà lao (nói tắt). Bị nhốt trong lao.
- 3 I d. 1 Binh khí thời xưa hình cái gậy dài, có đầu sắt nhọn. Đâm lao. 2
Dụng cụ thể thao, hình cái lao, dùng để tập phóng đi xa. Kỉ lục phóng lao.
- II đg. 1 Phóng mạnh một vật dài. sào. Mũi tên lao đi vun vút. 2 Di chuyển
rất nhanh, rất mạnh thẳng về phía trước. Chiếc xe lao xuống dốc. Chạy lao
theo. 3 Dốc toàn bộ sức lực, tâm trí vào việc gì. Lao vào công tác. 4 (chm.).
Đưa rầm cầu ra đặt lên mố và trụ. Lao cầu.
lao công
- dt. Việc, người lao động đơn giản như dọn dẹp, làm vệ sinh...trong một cơ
quan, xí nghiệp.
lao đao
- t. 1. Choáng váng mệt nhọc : Chưa khỏi sốt, còn thấy lao đao trong người.
2. Gặp nhiều khó khăn vất vả : Cuộc sống lao đao.