lẳng lơ
- t. Tỏ ra lẳng, có nhiều biểu hiện thiếu đứng đắn trong quan hệ tiếp xúc
nam nữ. Cặp mắt lẳng lơ. Tính nết lẳng lơ. Ăn nói lẳng lơ.
lẵng
- dt. Đồ đựng, đan bằng mây tre, thường có quai xách: Bà xách lẵng đựng
đồ lễ lên chùa lẵng mây lẵng hoa.
lắng
- đg. 1. Chìm dần dần xuống đáy nước : Chờ cho cặn lắng hết rồi mới chắt
được nước trong. 2. Nguôi dần đi : Nỗi buồn đã lắng. 3. Nh. Lắng nghe,
lắng tai : Lắng xem họ nói gì.
lắng tai
- Nh. Lắng nghe.
lặng
- t. (hoặc đg.). 1 Ở trạng thái yên, tĩnh, không động. Biển lặng. Trời lặng
gió. Nín lặng không nói gì. Im hơi lặng tiếng. Dấu lặng*. 2 Ở vào trạng thái
trở nên không nói năng, cử động gì được do chịu tác động tâm lí, tình cảm
đột ngột. Lặng đi trước tin buồn đột ngột. Sung sướng đến lặng người. Mặt
tái ngắt, chết lặng vì sợ.
lặng lẽ
- tt. 1. Im lặng, không gây tiếng động, không động đậy: đêm khuya lặng lẽ
cảnh chiều hôm lặng lẽ Mặt hồ lặng lẽ soi thấu từng sợi mây trắng trên tầng
trời (Ma Văn Kháng). 2. Không lên tiếng, không nói năng gì cả: khu rừng
lặng lẽ lặng lẽ ngồi vào bàn Thuần lặng lẽ đứng dậy (Ma Văn Kháng) Một
vành trăng ngàn năm lặng lẽ (Thế Lữ).
lặng ngắt
- Vắng vẻ không có tiếng động : Buồng không lặng ngắt như tờ (K) .
lắp
- 1 đg. Làm cho từng bộ phận rời được đặt đúng vị trí của nó để tất cả các
bộ phận hợp lại tạo nên vật hoàn chỉnh, có công dụng. Lắp máy. Lắp xe
đạp. Lắp cửa vào khung. Lắp đạn (để có thể bắn).
- 2 đg. 1 (thường dùng trước lại). Như lặp. Bài văn có nhiều ý lắp lại. Lắp
đi lắp lại mãi một giọng điệu. 2 (id.). Nói lắp (nói tắt).