lòng: Nó không đồng ý nhưng không dám cãi lại, chỉ lầm bầm trong miệng
Nó loay hoay rồi nhón gót lấy cái vá múc ra từng vá nước, miệng lầm bầm
điều gì không rõ (Nguyễn Quang Sáng) Anh chàng ngượng quá, lầm bầm,
trông trước trông sau, rổi lủi vội đi mất (Ngô Văn Phú).
lầm lạc
- t. 1. Nh. Lầm. 2. Sai, không đúng : ý nghĩ lầm lạc; Nhận định lầm lạc.
lầm lẫn
- đg. Lầm cái nọ với cái kia (nói khái quát). Kiểm tra xem có lầm lẫn
không. Lầm lẫn kẻ xấu với người tốt.
lầm lỗi
- Nh. Lỗi lầm.
lầm than
- Vất vả khổ sở : Đời sống lầm than.
lẩm bẩm
- đg. Nói nhỏ trong miệng, chỉ vừa để mình nghe, giọng đều đều. Lẩm bẩm
điều gì không rõ.
lẩm cẩm
- tt. Không còn minh mẫn sáng suốt, hay làm, hay nói những việc không
đúng chỗ, đúng lúc (thường nói về người già): Về già người ta thường trở
nên lẩm cẩm.
lẫm liệt
- Oai nghiêm, trông đáng sợ : Tượng Trấn Vũ trông lẫm liệt.
lấm chấm
- t. Có nhiều chấm nhỏ rải rác. Mặt lấm chấm rỗ hoa.
lấm lét
- tt. Liếc nhìn nhanh rồi lại quay đi chỗ khác với vẻ vụng trộm, sợ sệt
(không dám để người ta bắt gặp cái nhìn của mình): lấm lét nhìn quanh lấm
lét như quạ vào chuồng gà Nó lấm lét lảng dần cũng không dám chạy một
cách thẳng thắn để trốn đi nữa (Nam Cao) Ban ngày ban mặt anh đi đâu mà
lấm lét thế? (Nguyễn Đình Thi) Cố làm ra vẻ thật thà nhưng mắt lại cứ lấm
lét nhìn về phía tay phải (Đào Vũ).
lấm tấm