- tt. Lẩn quanh quẩn đâu đó: Mấy tên kẻ gian còn lẩn quất đâu đây Hình
ảnh đáng sợ đó cứ lẩn quất mãi trong đầu Chiêm bao lẩn quất ở bên giảng
đình (Phan Trần).
lẩn tránh
- đg. Cố tránh đi để khỏi phải gặp, hay khỏi phải liên luỵ. Xấu hổ, cố tình
lẩn tránh bạn bè. Lẩn tránh nhiệm vụ. Lẩn tránh vấn đề.
lẫn
- I. đgt. 1. Không phân biệt được nên nhận nhầm cái này ra cái khác: Người
già hay lẫn nói lẫn cầm lẫn vở của bạn trót để lẫn hai loại vào nhau. 2. Làm
cho khó phân biệt cái này với cái khác: trộn lẫn gạo xấu với gạo tốt. II. pht.
Từ đi kèm với từ nhau để thể hiện quan hệ qua lại: trách lẫn nhau đánh lẫn
nhau giúp đỡ lẫn nhau hỏi lẫn nhau. III. lt. Cùng với: mất cả chì lẫn chài
(tng.) Cả chị lẫn em đều đẹp Cả tiền lẫn tình cả thầy lẫn trò.
lẫn lộn
- Lầm cái nọ ra cái kia : Lẫn lộn vàng thau.
lấn
- đg. 1 Mở rộng phạm vi, chiếm sang phạm vi của cái khác. Đắp đê lấn
biển. Lấn đất. Càng nhân nhượng nó càng lấn tới. Lấn quyền. 2 (ph.). Xô
đẩy để chen. Lấn tới trước.
lận đận
- tt. Vất vả, chật vật vì gặp quá nhiều khó khăn, trắc trở, vấp váp: lận đận
trong thi cử đường vợ con lận đận mãi Bị gậy lang thang người thuỷ hạn,
Thơ văn lận đận khách phong trần (Tản Đà) lận đận trên đường đời.
lâng lâng
- Nhẹ nhàng khoan khoái : Làm xong nhiệm vụ, lòng lâng lâng.
lấp
- đg. 1 Làm cho đầy, cho kín chỗ trũng, chỗ hổng hay chỗ trống. Lấp ao.
Hát để lấp chỗ trống. 2 Làm che khuất đi. Cỏ mọc lấp cả lối đi. Che lấp. 3
Làm cho bị át đi không còn nghe thấy, nhận thấy nữa. Tiếng vỗ tay lấp cả
tiếng hát. Đánh trống lấp*.
lấp lánh
- tt., (đgt.) Phát ra ánh sáng không liên tục, khi yếu khi mạnh, nhưng lặp đi