- dt. Thói quen chung từ lâu đã thành nếp: lề thói lạc hậu bỏ dần lề thói làm
ăn cũ kĩ.
lể
- đg. x. nhể.
lễ
- I. dt. 1. Những nghi thức được tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỉ niệm một
sự kiện có ý nghĩa nào đó: lễ thành hôn lễ bái lễ ca lễ đài lễ đường lễ lạt lễ
nhạc lễ phục lễ tang lễ tế lễ trường lễ tục đại lễ hành lễ hiếu lễ hôn lễ nghi
lễ quốc lễ tang lễ tế lễ tuần lễ. 2. Những phép tắc phải theo khi tiếp xúc với
người khác, biểu thị sự tôn kính: giữ lễ với thầy lễ độ lễ giáo lễ nghi lễ
nghĩa lễ phép lễ tiết lễ vật cống lễ sính lễ thất lễ thư lễ vô lễ. 3. Lần vái lạy:
lạy ba lễ. II. đgt. 1. Tham dự các nghi thức tôn giáo: đi lễ chùa. 2. Tặng,
biếu (người có quyền thế): lễ quan tham lễ.
lễ bái
- Cúng tế thần, thánh, Phật.
lễ độ
- I d. Thái độ được coi là đúng mực, tỏ ra biết coi trọng người khác khi tiếp
xúc (nói khái quát). Giữ lễ độ với mọi người. Cử chỉ thiếu lễ độ.
- II t. Có . Ăn nói lễ độ.
lễ giáo
- dt. Khuôn phép con người phải theo trong cuộc sống, theo tư tưởng nho
giáo: lễ giáo phong kiến.
lễ nghi
- d. Toàn thể những cách làm thông thường theo phong tục, áp dụng khi
tiến hành một cuộc lễ : Đám tang cử hành theo lễ nghi đơn giản.
lễ nghĩa
- d. Những phép tắc phải theo để cư xử trong gia đình, xã hội sao cho phải
đạo người trên kẻ dưới, theo tư tưởng nho giáo (nói tổng quát). Lễ nghĩa
trong gia đình phong kiến. Phú quý sinh lễ nghĩa (khi giàu có thì dễ bày vẽ
ra các hình thức lễ nghĩa phiền phức).
lễ phép
- I. dt. Thái độ đúng mực, kính trọng người trên: Học trò phải giữ lễ phép