Nhóm biên soạn
Từ điển tiếng Việt
L (3)
lên
- I đg. 1 Di chuyển đến một chỗ, một vị trí cao hơn, hay là được coi là cao
hơn. Lên bờ. Xe lên dốc. Mặt trời lên cao. Lên miền núi. Lên Bắc Cực (ở
phía trên, trong bản đồ). 2 Di chuyển đến một vị trí ở phía trước. Lên hàng
đầu. Học sinh lên bảng. Lên tượng (trong cờ tướng). 3 Tăng số lượng hay
đạt một mức, một cấp cao hơn. Nước sông lên to. Hàng lên giá. Lên lương.
Cháu lên lớp ba. Lên chức. 4 (Trẻ con) đạt mức tuổi bao nhiêu đó (từ mười
trở xuống). Mồ côi từ năm lên chín. Năm nay cháu lên mấy? 5 (dùng trước
d.). Phát triển đến chỗ dần dần hình thành và hiện ra cụ thể trên bề mặt hay
bên ngoài. Lúa lên đòng. Vết thương lên da non. Lên mụn nhọt. 6 (dùng
trước d.). Làm cho hình thành ở dạng hoàn chỉnh hoặc ở vào trạng thái có
thể phát huy đầy đủ tác dụng. Lên danh mục sách tham khảo. Lên kế hoạch.
Lên dây cót. Lên đạn*. 7 (dùng phụ sau đg.). Từ biểu thị hướng di chuyển
đến một vị trí cao hơn hay ở phía trước. Lửa bốc lên. Đứng lên. 8 (dùng
phụ sau đg.). Từ biểu thị phạm vi hoạt động, tác động ở mặt trên của sự vật.
Đặt lọ hoa lên bàn. Giẫm lên cỏ. Treo lên tường. Tác động lên môi trường.
9 (dùng phụ sau đg., t.). Từ biểu thị hướng phát triển của hoạt động, tính
chất từ ít đến nhiều, từ không đến có. Tăng lên. Lớn lên. Tức phát điên lên.
Mặt đỏ bừng lên.
- II p. (dùng phụ sau đg., t., ở cuối câu hoặc cuối đoạn câu). Từ biểu thị ý
thúc giục, động viên. Nhanh ! Hãy cố lên! Tiến lên!
lên án
- đgt. Chỉ ra tội lỗi để buộc tội, để phê phán: bị lên án lên án tội ác man rợ
của địch.
lên đường
- Bắt đầu ra đi xa.
lên lớp
- đg. 1 Giảng dạy hay học tập trên lớp. Giờ lên lớp. 2 (kng.). Nói như kiểu