TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT - Trang 701

v.v. 2 Phần ở cổ rắn có thể phình to ra được. Rắn bạnh mang.
- 3 đg. 1 Giữ cho lúc nào cũng cùng theo với mình mà di chuyển. Hành lí
mang theo người. Mang con đi theo. 2 (ph.). Lồng vào, đeo vào để che giữ
một bộ phận nào đó của cơ thể; đi, đeo, mặc. Chân mang bít tất. Mang kính
râm. 3 Có ở trên người, trên mình, ở một vị trí nhất định nào đó. Mang
gông. Mang trên lưng mấy vết thương. Bụng mang thai. 4 Được gắn cho
một tên gọi, một kí hiệu riêng nào đó. Cầu thủ mang áo số 8. Chiếc máy
mang nhãn hiệu Việt Nam. Thành phố mang tên Hồ Chí Minh. 5 Nhận lấy
để phải chịu lâu dài về sau. Mang tiếng*. Mang luỵ vào thân. Mang công
mắc nợ. Mang ơn. Con dại cái mang (tng.; con dại thì cha mẹ phải gánh
chịu trách nhiệm). 6 Có trong mình cái làm thành đặc trưng, tính chất riêng.
Điệu múa mang đặc tính dân tộc. 7 (thường đi với ra). Lấy ra, đưa ra để
làm gì đó; đem. Mang quần áo ra là. Mang hết nhiệt tình ra làm việc. 8
(thường đi với lại). Tạo ra và đưa đến (nói về cái trừu tượng); đem. Đứa
con mang lại niềm vui lớn cho người mẹ. Việc làm đó mang lại hậu quả tai
hại.
mang máng
- I. tt. Lơ mơ, không chắc chắn trong nhận thức: hiểu mang máng nhớ mang
máng. II. đgt. Hiểu biết hay nhớ một cách lơ mơ, không thật rõ ràng: chỉ
mang máng là gặp nó ở đâu rồi.
mang tiếng
- đgt 1. Có danh nghĩa là gì: Cũng mang tiếng má hồng mặt phấn, luống
năm năm chịu phận phòng không (BNT); Hoa thơm muôn đội ơn trên, cam
công mang tiếng thuyền quyên với đời (CgO). 2. Chịu tiếng xấu; bị coi là
người xấu: Anh sợ mang tiếng với những nhà quen (Ng-hồng).
màng
- d. 1. Lớp mỏng kết trên mặt của một chất lỏng: Sữa pha chưa uống đã có
màng. 2. Dử che lòng đen, khi đau mắt: Mắt kéo màng. 3. Lớp mỏng: Màng
sương.
- đg. Tưởng đến, ao ước: Không màng danh lợi.
màng nhĩ
- d. Màng mỏng trong ống tai, ngăn tai ngoài và tai giữa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.