nanh
- dt. 1. Răng nhọn, sắc mọc ở giữa răng cửa và răng hàm: nanh cọp. 2. Nốt
nhỏ trắng, cứng, mọc ở lợi trẻ sơ sinh, lợn con, gây đau làm khó ăn: Trẻ
mọc nanh bẻ nanh cho lợn. 3. Mầm trong hạt vừa nhú ra khỏi vỏ: hạt giống
nứt nanh.
nanh ác
- tt Độc ác, dữ tợn: Phải sống với một mẹ chồng nanh ác.
nanh sấu
- d. Nanh cá sấu, mọc cái ra cái vào; dùng để ví cách trồng cây thành từng
hàng so le với nhau. Trồng theo lối nanh sấu.
nanh vuốt
- dt. 1. Nanh và vuốt của thú; thường dùng để ví kẻ giúp việc giỏi giang đắc
lực: Đã ngoài nanh vuốt lại trong cột rường (Phan Trần). 2. Sự kìm kẹp dã
man, nguy hiểm đến tính mạng: thoát khỏi nanh vuốt kẻ thù.
nao lòng
- tt Rung động trong lòng: Nhìn thấy cảnh mấy đứa trẻ bơ vơ mà nao lòng.
nao núng
- đg. Thấy có sự lung lay, không còn vững vàng nữa. Tinh thần nao núng.
Thế lực nao núng.
nào
- I. đt. 1. Từ dùng để hỏi về cái cần biết rõ trong tập hợp số cùng loại:
Trong số này người nào nói giỏi tiếng Anh? Anh xem cái nào là của anh thì
anh lấy đi định ngày nào trong tháng này thì tổ chức. 2. Từ dùng để chỉ ra
một đối tượng có liên quan nhưng không cụ thể: Có người nào đó sáng nay
gọi điện cho anh mới tết hôm nào mà lại đã sắp hết năm rồi. 3. Từ dùng để
chỉ bất cứ ai, hay việc gì: Ngày nào cũng như ngày nào Ngày nào cũng
được Món nào cũng ngon. II. pht. Từ dùng với ý phủ định nhằm bác bỏ:
Nào có gì đâu mà ầm ĩ cả lên Trước sau nào thấy bóng người (Truyện
Kiều). III. trt. Từ dùng để nhấn mạnh mang tính liệt kê: Nào giấy, nào sách,
nào quần áo bừa bộn Một tháng phải lo đủ thứ: nào tiền ăn, nào tiền mặc,
nào tiền học hành...
não