- I đg. 1 Co các ngón tay vào lòng bàn tay và giữ chặt lại cho thành một
khối. Nắm tay lại mà đấm. 2 Nén thành khối nhỏ, thường bằng cách cho
vào trong lòng bàn tay rồi bóp chặt lại. Nắm than bỏ lò. Mang cơm nắm đi
ăn đường. 3 Giữ chặt trong bàn tay. Nắm lấy sợi dây. Nắm tay nhau cùng ca
múa. 4 Làm cho mình có được để sử dụng, vận dụng. Nắm vững kiến thức.
Nắm lấy thời cơ. Nắm chính quyền.
- II d. 1 Bàn tay lại thành một khối. Cho một nắm đấm. To bằng nắm tay. 2
Khối nhỏ nén chặt lại bằng động tác nắm. Ăn hết một nắm cơm. Bỏ thêm
mấy nắm than quả bàng vào lò. 3 Lượng vật rời có thể nắm được trong lòng
bàn tay. Bốc một nắm gạo. Vơ đũa cả nắm*. 4 Lượng nhỏ bé, không đáng
kể. Người chỉ còn nắm xương, nắm da (rất gầy).
nắn
- đgt. 1. Bóp nhẹ để xem xét: nắn túi nắn xem quả na chín chưa. 2. Uốn,
sửa theo yêu cầu: nắn cho thẳng nắn vành xe Thầy giáo nắn từng câu văn
cho học sinh.
năng lực
- dt (H. lực: sức) Khả năng làm việc tốt, nhờ có phẩm chất đạo đức và trình
độ chuyên môn: Chắc không thiếu những người có năng lực (HCM).
năng lượng
- (lý) Đại lượng lý học do khả năng sản xuất công của một hệ thống.
năng nổ
- t. Tỏ ra ham hoạt động, hăng hái và chủ động trong các công việc chung.
Một thanh niên năng nổ. Làm việc năng nổ.
năng suất
- dt. 1. Hiệu quả lao động được xác định theo thời gian quy định với sản
phẩm hoàn thành: Năng suất ngày hôm nay không đạt. 2. Sản lượng đạt
được cho một thời vụ trên một diện tích gieo trồng: ruộng năng suất cao.
nắng
- dt ánh sáng mặt trời chiếu xuống lúc quang mây: Bán nắng cho trời, bán
sấm cho thiên lôi (tng).
- tt Có ánh mặt trời chiếu vào: Ngồi chỗ mà sưởi.
nắng ráo