- đgt. 1. Cảm thấy cần phải tránh vì không muốn gánh chịu, không muốn có
liên luỵ: ngại đường xa ngại va chạm. 2. Cảm thấy lo lắng, không yên lòng
vì sợ có điều không hay xảy ra: ngại cho tương lai của con nếu lấy phải
người chồng như vậy.
ngại ngùng
- đgt E sợ, không dám quyết: Xa xôi em chớ ngại ngùng, xa người, xa
tiếng, nhưng lòng không xa (cd).
ngàn
- 1 d. (vch.). Rừng. Vượt suối băng ngàn. Đốn tre đẵn gỗ trên ngàn... (cd.).
- 2 x. nghìn.
ngán
- tt. 1. Chán lắm, đến mức như không chịu nổi: ngán thịt mỡ xem mãi phim
này cũng ngán ngán việc đó lắm. 2. Ngại đến mức sợ: ngán đòn trông bộ nó
chẳng ngán ai cả.
ngạn
- Tên gọi một nhóm nhỏ của dân tộc Tày.
ngạn ngữ
- dt (H. ngữ: lời nói) Câu nói hay của người xưa còn truyền tụng: Có nhiều
câu ngạn ngữ cần nhắc lại cho tuổi trẻ.
ngang
- t. 1. Nói đường hay mặt song song với mặt nước yên lặng, trái với dọc:
Nét ngang; Xà ngang. Ngang bằng sổ ngay. a) Nói chữ viết ngay ngắn,
chân phương. b) Thẳng thắn rõ ràng. 2. Bằng nhau, cân nhau, xứng với
nhau: Ngang sức. 3. Trái với lẽ thường, lẽ phải: Nói ngang quá. Ngang như
cua. Ngang lắm.
ngang hàng
- tt. Cùng thứ bậc trong quan hệ gia đình hoặc quan hệ xã hội.
ngang ngửa
- tt Ngang trái, không thuận chiều: Trăm điều ngang ngửa vì tôi, thân sau ai
chịu tội trời ấy cho (K).
ngang nhiên
- Theo ý mình, không đếm xỉa đến người khác, đến lẽ phải: Ngang nhiên