có tính chất dân gian: mua hai nồi nếp.
nổi
- 1 đgt 1. ở trên mặt nước, trái với chìm: Quan tiền nặng quan tiền chìm, bù
nhìn nhẹ bù nhìn nổi (tng); Để con bèo nổi, mây chìm vì ai (K). 2. Chuyển
mạnh từ thế này sang thế khác: Trời nổi gió; Nổi cơn hen. 3. Bắt đầu vang
lên: Chiêng trống bên ngoài đã nổi rộn ràng (Ng-hồng).
- tt 1. Đẹp hẳn lên: Bộ quần áo ấy đấy. 2. Nhô lên: Người mù đọc chữ nổi.
3. Hiện ra: Của chìm của nổi.
- trgt Cao hơn bề mặt: Chạm .
- 2 trgt Có thể được: Vác nổi ba mươi ki-lô; Làm nổi việc khó; Chịu nổi sự
cực nhọc; Không kham nổi.
nổi giận
- Cg. Nổi xung. Phát ra cơn tức giận.
nổi tiếng
- t. Có tiếng đồn xa, được rất nhiều người biết đến. Nổi tiếng là tay ngang
ngạnh. Tác phẩm nổi tiếng. Nhân vật nổi tiếng.
nối
- đgt. 1. Làm liền lại với nhau, chắp lại với nhau: nối sợi dây bị đứt nối
đường dây điện thoại nối lại quan hệ ngoại giao. 2. Tiếp vào nhau, làm cho
liền mạch hoặc liên tục: viết nối một phần vào bài phóng sự nối bước cha
ông.
nối nghiệp
- đgt Làm tiếp sự nghiệp của người đi trước: Nối nghiệp ông cha.
nội bộ
- Tình trạng bên trong một đoàn thể, một cơ quan : Nội bộ phe đêế quốc.
nội các
- d. Tên gọi hội đồng chính phủ ở một số nước. Cải tổ nội các.
nội chiến
- dt. Chiến tranh giữa các giai cấp hoặc lực lượng xã hội đối kháng trong
một nước.
nội chính
- dt (H. chính: việc quốc gia) Việc sửa trị trong nước: Về các ngành khác,