- II Yếu tố ghép trước hoặc ghép sau để cấu tạo danh từ, có nghĩa "người
cấp ". Phó giám đốc. Phó chủ nhiệm. Đại đội phó. Cục phó.
- 2 d. (cũ; thường dùng trước d. chỉ nghề thủ công). Người thợ thủ công.
Phó mộc. Phó nề. Bác phó cả (bác thợ cả).
- 3 đg. (kng.). Giao cho, để cho chịu trách nhiệm hoàn toàn. Mọi việc đều
phó cho mình nó.
phó mát
- dt. Pho-mát.
phó thác
- đgt (H. phó: trao cho; thác: gửi) Giao cho người mình tin cẩn: Cũng liều
phó thác tấm thân, khi vui cũng chỉ tấn tần mà thôi (cd).
phó từ
- Một loại từ dùng để bổ nghĩa cho một động từ, một tính từ hoặc một phó
từ khác (như "nhanh" trong "đi nhanh", "quá" trong "đẹp quá", "rất" trong
"nó học rất lười").
phong
- 1 d. Bệnh do vi khuẩn gây viêm mãn tính da, niêm mạc và thần kinh
ngoại biên, làm lở loét và cụt dần từng đốt ngón tay, ngón chân.
- 2 d. Gói, bọc vuông vắn, thường bằng giấy gấp lại và dán kín. Một phong
bánh khảo. Phong thư.
- 3 đg. 1 (Nhà vua) ban, cấp chức tước, đất đai. Phong tước hầu. Phong ấp.
Sắc phong. 2 (Nhà nước) tặng chức vị, danh hiệu. Phong danh hiệu anh
hùng. Phong thiếu tướng.
phong bì
- dt. Bao giấy đựng thư gửi đi: cắt phong bì mua mấy chiếc phong bì.
phong cảnh
- dt (H. phong: gió; cảnh: cái hiện ra trước mặt) Khung cảnh tự nhiên: Bước
dần theo ngọn tiểu khê, lần xem phong cảnh có bề thanh thanh (K).
phong dao
- Bài hát, câu hát dân gian không có điệu khúc nhất định.
phong kiến
- I d. 1 (id.). Chế độ phong kiến (nói tắt). Tư tưởng chống phong kiến. 2