TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 100

C

Cảm giác [Đức: Empfindung; Anh: sensation] → Xem: Trực quan,

Tri giác, Cảm giác và cái Cảm tính [Đức: Anschauung, Wahrnehmung,
Empfindung und das Sinnliche; Anh: intuition, perception, sensation
and the sensory]

Châm biếm và Lãng mạn (chủ nghĩa, trường phái, phong trào)

[Đức: Ironie und Romantik; Anh: irony and romanticism]

Hegel hiếm khi dùng chữ “châm biếm”, trừ khi ông muốn phê phán

các quan niệm của người khác, và khác với Fichte và Schelling, ông không
gần gũi với trường phái lãng mạn. Dù vậy, quan tâm của ông về sự châm
biếm xuất hiện trong nhiều tác phẩm: HTHTT VII. B.c; THPQ §140; BKT
III
§571; MH. Dẫn nhập (về sự châm biếm của phái lãng mạn); THLS (nhất
là phần bàn về sự châm biếm của Socrates); và bài điểm sách năm 1828 cho
Posthumous Writing and Correspondence [Trước tác và Thư từ sau khi
mất]
của Solger.

Chữ Ironie [châm biếm] được vay mượn trong thế kỷ XVIII từ chữ Hy

Lạp eironeia (thông qua chữ La-tinh ironia), nghĩa là “giả vờ, lừa dối” và
được xem là một tội lỗi (lúc đầu, chữ ironia được dịch sang tiếng Anh là
drie mock”). Trong Cộng hòa của Plato, Thrasymachus cáo buộc “thói
quen châm biếm” của Socrates. Khi một trong những người đối thoại dùng
một từ như “đức hạnh”, Socrates chuyên giả vờ không biết nó có nghĩa gì
và buộc người đối thoại của ông phải đưa ra một định nghĩa mà sau đó định
nghĩa này sẽ được chỉ ra là đầy những khó khăn chết người. Sự châm biếm
của Socrates, theo Hegel, không cốt yếu ở việc ông thú nhận mình không
biết mà ở chỗ ông chấp nhận tuyên bố có giá trị bề ngoài của đối thủ rồi để
nó tự bác bỏ chính nó. Vì thế sự châm biếm có họ hàng với PHÉP BIỆN

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.