của một biểu tượng hơn là của một tư tưởng, nếu nó được sở đắc và sử
dụng biệt lập với các phạm trù khác. Có thể Hegel cho rằng nếu phạm trù
này bị cô lập với những phạm trù khác, có khả năng là nó có những mối
liên hệ mật thiết hơn, cả trong nguồn gốc lẫn trong nội dung của nó, với
trực quan cảm tính và với hình ảnh so với một tư tưởng; vì thế, biểu tượng
hay hình dung về tính nhân quả sẽ khác với tư tưởng về tính nhân quả theo
cách (b), cũng như cách (c).
Tuy nhiên, ba sự khác biệt này chưa chắc lúc nào cũng sẽ trùng khít
với nhau một cách bất biến, và ranh giới giữa tư tưởng và biểu tượng không
có đường phân thủy rõ ràng.
Đinh Hồng Phúc dịch
Lưu ý: các từ in hoa trong Từ điển này là tên các mục từ có trong Từ điển để tiện xem
thêm (BVNS).