Hegel cho rằng hai loại châm biếm là khác nhau, vì chẳng hạn,
Socrates châm biếm hướng đến con người, còn sự châm biếm của nhà lãng
mạn là nhắm đến các ý niệm và các giá trị (THPQ, §140).
Sự châm biếm của nhà lãng mạn thì gián cách, có phản tư và có phê
phán đối với thế giới, đối với các giá trị của nó, với chính mình và nghệ
thuật của mình. Sự châm biếm “xem xét mọi thứ, nâng mình lên vô tận trên
tất cả những gì bị QUY ĐỊNH, thậm chí còn trên cả chính nghệ thuật, đức
hạnh hay thiên tài của mình” (F. Schlegel). Nhà châm biếm không gắn bó
với lập trường nào trong hai lập trường ĐỐI LẬP, nhưng phản tư về cả hai
và chơi đùa với từng cái một: “nếu bạn mê cuồng cái tuyệt đối và không thể
rũ bỏ nó được, thì việc duy nhất cần làm là hãy liên tục tự mâu thuẫn với
chính mình và nối kết những cái đối lập” (F. Schlegel). Nhà châm biếm
phản tư chính sự phản tư của mình: “khi mơ mình đang mơ, chúng ta đang
dần tỉnh giấc” (Novalis). Nhà lãng mạn không tán đồng các tác phẩm văn
học mà tác giả của chúng đặt một tính cách nhân vật ưu thế hơn những tính
cách còn lại, và ủng hộ các tác giả (như Shakespeare chẳng hạn) mà các
nhân vật của họ đều thể hiện thiện cảm không thiên vị, và cả các tác phẩm
nào (như Jacques le Fatalist [Jacques, người theo thuyết định mệnh] của
D.Diderot và Puss-in-Boots [Mèo đi hia] của Tieck) khi các tác giả của
chúng chơi đùa có ý thức với các nhân vật của mình, và bằng cách mang
chính mình vào trong tác phẩm, khiến có thể phản tư về sự sáng tạo nghệ
thuật và các quy ước nghệ thuật của chính mình. Đam mê phải được làm
dịu đi bằng sự châm biếm, “một loại thú tội, được đan dệt vào trong chính
sự mô tả... của tính phiến diện thái quá của nó trong những vấn đề của sự
tưởng tượng hư cấu và tình cảm, một lần nữa khôi phục lại sự cân bằng”
(A. W. Schlegel). Sự châm biếm cũng là “việc thừa nhận rằng thế giới về
bản chất là nghịch lý và chỉ duy thái độ hàm hồ nước đôi mới có thể nắm
bắt được tính toàn bộ nghịch lý của nó” (F. Schlegel). Thượng Đế thường
được xem là một nhà châm biếm: “sự châm biếm tối cao ngự trị trong cách
hành xử của Thượng Đế khi Ngài sáng tạo con người và sự sống của họ.
Trong nghệ thuật trần gian, sự châm biếm có nghĩa là: hành xử-như-