TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 112

Quan niệm của Hegel về chân lý nhất quán với các phương diện khác

trong tư duy của ông:

(1) Chân lý của cái gì đó, dù là của tư tưởng hay sự vật, không tách

bạch với giá trị hay ý nghĩa của nó. Một tác phẩm nghệ thuật “đúng thật/
đích thực” cũng ipso facto [từ bản thân sự việc] là một tác phẩm hay, đẹp.
Ngược lại, Hegel rất khinh ghét khi phải gọi một nhận định tầm thường,
hiển nhiên nào đó là nhận định “đúng thật”.

(2) Một chân lý/sự thật phân mảnh đóng khung trong một hệ thống

khái niệm hay một lý thuyết khoa học một cách không tương ứng thì không
thể là “đúng thật” theo nghĩa chặt chẽ. Vì thế, “chân lý” và “sai lầm” có
mặt trước hết trong hệ thống khái niệm hay lý thuyết khoa học làm khuôn
khổ chung cho phán đoán, hơn là trong bản thân phán đoán ấy.

(3) Thế giới tạo nên một HỆ THỐNG liên kết lẫn nhau, khiến cho

không một tư tưởng hay phán đoán phân mảnh, riêng lẻ nào có thể là “đúng
thật” hay tương ứng với cả hệ thống.

(4) Có một sự hội tụ tối hậu và một sự song hành sâu sắc giữa thế giới

và tư tưởng của ta về nó. Cho nên, chúng phải vừa đúng thật (hoặc sai lầm)
cùng với nhau. (Xem: DUY TÂM (thuyết)).

(5) Chân lý của một nền triết học, và sự bất khả xâm phạm của nó

trước thuyết HOÀI NGHI, không phụ thuộc vào, chẳng hạn, sự tương ứng
của nó với những sự kiện, trái lại, phụ thuộc vào sự mạch lạc nội tại và sự
bao quát toàn diện của nó.

Bùi Văn Nam Sơn dịch

Chất, Lượng và Hạn độ (Đức: Qualität, Quantität und Mass;

Anh: quality, quantity and measure)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.