TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 119

cái chết: Đấng tạo hóa phải kéo dài nó bằng một cuộc sống khác sau cái
chết. Một nét khác của thời kỳ này là nhận thức ngày một lớn mạnh rằng
thái độ đối với cái chết thay đổi cùng với tiến trình LỊCH SỬ. Trong tác
phẩm CC, Lessing cho rằng người Hy Lạp ít sợ cái chết hơn người hiện
đại: họ hình dung thần chết không phải dưới dạng một bộ xương, mà như
một vị thần linh hiền lành, “người anh em của thần ngủ”. Còn trong CC 2,
Herder đáp lại rằng việc mô tả thần chết dưới dạng hiền lành như vậy chính
là nỗ lực của người Hy Lạp nhằm đương đầu với nỗi sợ của họ trước cái
chết. Nhưng ông hoàn toàn ủng hộ quan điểm của Lessing, như Schiller đã
làm trong thi phẩm “Các vị thần Hy Lạp”. Trong các trước tác viết ở Bern,
Hegel cũng cho rằng người cổ đại ít sợ hãi cái chết hơn, và điều này bắt
nguồn từ sự đồng nhất hóa chặt chẽ giữa họ với thành quốc [Nhà nước - đô
thị].

Trong những tác phẩm đầu tay đó, Hegel có xu hướng đối lập sâu sắc

giữa cái chết (Tod) và cái đã chết (das Tote) với cuộc sống và cái đang
sống, đặc biệt là trong việc mô tả đầy ẩn dụ về Luật Do Thái chẳng hạn,
như một loại luật “đã chết”, tương phản với tình yêu và niềm tin còn “đầy
sức sống” như Jesus Christ chủ trương. Nhưng sau này ông bắt đầu xem cái
chết và sự đối đầu với cái chết như là một thành tố bản chất của bản thân sự
sống: cái chết bị VƯỢT BỎ trong sự sống. Điều này thể hiện rõ trong cách
ông sử dụng “cái chết” một cách đầy ẩn dụ, chẳng hạn như trong Lời tựa
cho cuốn HTHTT: triết gia phải nhận thức đầy đủ về NHỮNG SỰ TRỪU
TƯỢNG “chết cứng” của GIÁC TÍNH, nhưng không đơn giản vứt bỏ
chúng, bởi vì “sự sống của tinh thần không phải là sự sống e sợ cái chết và
tránh xa sự tàn phá, mà là sự sống chịu đựng cái chết và bảo tồn bản thân
trong chính cái chết”. Điều này cũng bộc lộ rõ trong việc ông xử lý “cái
chết” theo nghĩa đen. Giống như những nhà Khắc kỷ, nhất là Seneca, trong
cả hai cuốn PQTNBKT III, Hegel coi năng lực “chết” ở mỗi người như
là sự ban cho người đó TỰ DO khỏi sự cưỡng bách mà nếu khác đi thì
người đó sẽ không thể có tự do. Trong HTHTT, IV.A., người đấu sĩ trong
cuộc tranh đấu vì SỰ CÔNG NHẬN thể hiện và khẳng định sự TỰ Ý

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.