TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 120

THỨC của mình, tương phản với những ngẫu nhiên bất tất của cuộc sống
và hiện hữu, với việc chấp nhận đánh liều cả mạng sống của bản thân, và hệ
quả là người nô lệ bị đánh bại nhận được, từ trong tay người chủ của mình,
lợi ích tương tự từ nỗi sợ hãi của anh ta trước cái chết.

Trong HTHTT, MHTHTG, Hegel xem cái chết và các nghi thức

[tang lễ] gắn với nó như là sự ban cho cuộc sống trần thế của cá nhân đã
chết một tính phổ biến đáng kể. Một ngoại lệ rõ ràng của điều này là “sự
khủng bố” của cuộc Cách mạng Pháp, “cái chết vô nghĩa”
(bedeutungslose), sự khủng bố thuần túy của cái tiêu cực, không có tí gì là
tích cực, không có tí gì để được lấp đầy. Hegel coi chiếc máy chém như là
giải pháp duy nhất của cuộc xung đột khiến nước Pháp Cách mạng khốn
đốn giữa “ý chí phổ biến” và những cá nhân nguyên tử (atomic
individuals), tự rào kín bản thân: “Công việc và hành động duy nhất của tự
do phổ biến vì thế là cái chết, và quả thực là một cái chết không có chiều
sâu nội tại và sự lấp đầy; bởi vì cái bị phủ định là điểm chưa được lấp đầy
của cái tự ngã tự do tuyệt đối; do đó, nó là cái chết lạnh lẽo nhất, thấp kém
nhất, chẳng có ý nghĩa gì hơn việc cắt một chiếc bắp cải hay nuốt một
ngụm nước”. Nhưng, thứ nhất, cái chết trống rỗng, vô nghĩa này tương
thích với những cá nhân trống rỗng, cam chịu trước cái chết. Thứ hai, nỗi
sợ hãi trước cái chết đó, trước “đấng chúa tể tuyệt đối”, khiến cho cả việc
tái lập cái trật tự được dị biệt hóa tiếp theo sau cuộc cách mạng ở Pháp, lẫn
sự trở lại với LUÂN LÝ của Kant đang xuất hiện ở Đức, mới có thể hình
thành được. Cái chết được vượt bỏ thành sự sống.

Hegel đặc biệt quan tâm tới cái chết bi tráng của các vĩ nhân.

Hölderlin từng bị thu hút bởi cái chết của Empedocles, tương truyền đã tự
ném mình vào miệng núi lửa Etna để gây ấn tượng rằng ông đã vươn lên và
đứng vào hàng ngũ các vị thần - một kế hoạch được tiết lộ bởi sự xuất hiện
của một trong các chiếc giày của ông từ trong miệng núi lửa. Nhưng Hegel
quan tâm trước hết tới cái chết của Christ và Socrates. (Những lời bí ẩn
cuối cùng của Socrates: “Chúng ta nợ [thần] Asclepius một con gà trống” -

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.