TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 129

Hegel cho rằng các nhà nước tiếp tục công nhận nhau cho dù đang trong
chiến tranh. Chúng không nhắm đến việc tiêu diệt lẫn nhau, và chiến tranh
không nên được tiến hành theo cách làm cho việc phục hồi nền hòa bình trở
nên bất khả (THPQ, §338).

Hegel không phải là một nhà ái quốc kiên định hay tôn vinh bạo lực.

Ông đúng khi nhấn mạnh vai trò của xung đột trong sự PHÁT TRIỂN của
cả cá nhân lẫn nhân loại xét như là toàn bộ; những cội rễ sâu xa của chiến
tranh trong những lối dàn xếp xã hội của chúng ta; và vấn đề hòa giải giữa
chủ nghĩa cá nhân với đời sống cộng đồng. Nhưng quan niệm của ông rằng
chiến tranh là không thể tránh được và đáng mong muốn có thể bị thách
thức theo nhiều cách:

(1) Người ta có thể cho rằng trong khi sự phát triển của con người cho

tới nay đã phụ thuộc vào các nhà nước với vai trò nhiều hơn chỉ là điều tiết,
vì thế không phải là điều không thể tránh được và cũng không phải là điều
ta mong muốn, nếu nhà nước cứ giữ mãi vai trò như thế và việc các cá nhân
phân tán khi theo đuổi những mục đích riêng của mình đâu phải là điều gì
tồi tệ. Hegel công kích quan niệm này suốt cả quyển HTHTT.

(2) Người ta có thể cho rằng một nhà nước làm nhiều hơn vai trò điều

tiết không đòi hỏi sự hiện hữu của các nhà nước khác và có thể chỉ có một
nhà nước-thế giới duy nhất cũng đủ đáp ứng những điều kiện mà Hegel đề
ra cho cương vị của nhà nước, ngoại trừ liên quan đến các mối quan hệ bên
ngoài. Quan niệm này bất đồng với học thuyết cho rằng “sự phủ định là bộ
phận cấu thành cơ bản nhất của tính cá thể”, và ắt cần phải giải thích làm
thế nào đảm bảo được bổn phận của công dân đối với một nhà nước như
thế.

(3) Người ta có thể cho rằng một hệ thống các nhà nước làm nhiều

hơn vai trò điều tiết không đòi hỏi phải có hành động chiến tranh:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.