thức truyền thống của nó thì cũng chẳng thực tế gì hơn so với đề án về nền
hòa bình vĩnh cửu.
Đinh Hồng Phúc dịch
Chủ thể và Chủ thể (tính)/Chủ quan (tính) [Đức: Subjekt und
Subjektivität; Anh: subject and subjectivity]
Vào thế kỷ XVI, (das) Subjekt được vay mượn từ chữ La-tinh
subjectum (quá khứ phân từ của động từ subicere, “đặt xuống bên dưới”),
theo nghĩa là “chủ ngữ, chủ đề” của một câu. Nhưng, các sử dụng triết học
của nó cũng chịu ảnh hưởng của các cách dùng của Aristoteles về từ to
hypokeimenon, “cái nằm bên dưới”, cho (1) chất liệu của sự vật hay để làm
nên sự vật; (2) một bản thể hay cái mang những thuộc tính; và (3) chủ ngữ
lô-gíc của các vị ngữ, nhưng không dành riêng cho chủ thể con người. Cho
đến thế kỷ XVIII, nó quy chiếu đến những gì hiện hữu độc lập với nhận
thức của ta, tức khách thể hay đối tượng. Subjekt [trong tiếng Đức] chỉ có
một số ít các nghĩa của từ “subject” [trong tiếng Anh]: nó chỉ xuất hiện như
là một danh từ, và không có nghĩa là cái gì “phụ thuộc, phục tùng” hay một
“lĩnh vực, môn học” như trong tiếng Anh. Nó cũng ít được dùng so với
“subject” theo nghĩa “chủ đề”, “đề tài” của bức tranh, tiểu thuyết, bản nhạc,
v.v. Khi ta nói trong tiếng Anh về “subject”, chẳng hạn, của một sự phê
phán hay đả kích, người Đức dùng từ Gegenstand (“đối tượng”/Anh:
object) hơn là Subjekt. Nó cũng là một thuật ngữ có ý khinh miệt để chỉ
“gã, bọn” (Xem mục từ “NHÂN THÂN” (Person)).
Các cách sử dụng chủ yếu về triết học của nó là:
(1) Chủ thể, cơ chất hay cái có các trạng thái và hoạt động. Trong
nghĩa này, nó không phân biệt rõ với từ Substanz (“bản thể”, Anh:
“substance”).