(2) Chủ ngữ lô-gíc hay chủ ngữ ngữ pháp của một câu, mệnh đề hay
phán đoán, tức cái mang những vị ngữ.
(3) Chủ thể của những trạng thái và tiến trình tâm lý, chủ thể người
hay cái Tôi.
(4) Chủ thể nhận thức, tương phản với đối tượng của nhận thức.
(5) Chủ thể hành động, người thực hiện những hành động và hoạt
động, nhất là chủ thể luân lý nơi Hegel.
Vào thế kỷ XVIII, Subjekt tạo ra tính từ subjektiv và danh từ
Subjektivität. Giống như “subjective” trong tiếng Anh, subjektiv từng được
dùng thay cho “hiện thực, bản chất”, tức thuộc về một Subjekt theo nghĩa
(1). Nhưng, vào thời Hegel, các cách sử dụng nó liên quan đến Subjekt là
theo nghĩa (3), (4) và (5), và là:
(a) thuộc về chủ thể người nói chung.
(b) thuộc về chủ thể người cá biệt, riêng biệt, nói lên “phong cách
riêng” của người ấy (Anh: “personal, idiosyncratic”).
(c) một chiều, phiến diện, thiếu vô tư, chủ quan.
Các nghĩa của Subjektivität tương ứng với các nghĩa của subjektiv nói
trên. Việc dùng “subject” và “Subjekt” theo nghĩa (3) - (5) bắt đầu vào cuối
thế kỷ XVII, dưới ảnh hưởng của Descartes. Hobbes dùng subiectum
sensionis cho “chủ thể của cảm giác” (De corpore, 25, 3). Trong
Metaphysica (1739) và Aesthetica (1750-58), Baumgarten đôi khi dùng
subiectum như từ đồng nghĩa với obiectum, chẳng hạn để chỉ “đối tượng”
(“subject = object”) của công việc làm ăn của ai đó, đôi khi để chỉ chủ thể
hành động hay cảm giác. Nhưng, có lẽ Baumgarten là người tạo ra nghĩa
hiện đại cho subjectivus (“tính chủ thể/chủ quan”), được xác lập ổn định
trong Kant (vì ông dựa trên các bài giảng của Baumgarten trong