TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 134

và của việc tự-đặc-thù-hóa của chủ thể người hay của “bản thân” khái
niệm.

Trong Hegel, Begriff khác nghĩa với Subjekt. Có ba đặc điểm giúp giải

thích cách ông dùng về Subjekt:

(1) (Một) khái niệm có sự thống nhất hay nhất thể nguyên thủy và

không phải phái sinh; một sự vật có sự thống nhất/nhất thể như thế nào là
nhờ ở khái niệm của nó.

(2) (Một) khái niệm, về bản chất, là có tính chủ động/hoạt động: nó

chủ động tự dị biệt hóa thành một chủ thể và một khách thể/đối tượng,
thành một chủ ngữ và các vị ngữ của nó (hay thành cái phổ biến, cái đặc
thù và cái cá biệt), và thành nhiều khái niệm riêng biệt.

(3) Nó tích cực tìm cách khôi phục lại sự thống nhất/nhất thể của nó.

Chủ thể người “vượt bỏ” đối tượng/khách thể bằng nhận thức và thực hành;
các hình thức của phán đoán gán những thuộc tính/vị ngữ cho chủ thể/chủ
ngữ. Những thuộc tính/vị ngữ này ngày càng tương ứng thỏa đáng với khái
niệm của nó; và nhiều khái niệm đa dạng được tập hợp lại thành một “hệ
thống”.

Các đặc điểm nói trên của khái niệm và Subjekt là nổi trội trong tư

tưởng của Hegel khi ông đối lập Subjekt với Substanz (chẳng hạn, trong Lời
tựa
quyển HTHTT, đó là yêu sách rằng cái Tuyệt đối là chủ thể, đồng thời
cũng phải như là bản thể) không kém gì các ý tưởng của ông về ý thức và
tác nhân con người (hay thần linh). Cái tuyệt đối - như là Subjekt - bao hàm
sự phát triển đi từ sự thống nhất/nhất thể đơn giản đến sự không-thống-
nhất, rồi quay trở lại với sự thống nhất/nhất thể đã được dị biệt hóa. Điều
này, hay ít ra là giai đoạn thứ ba, đòi hỏi hoạt động lý thuyết và thực hành
của những chủ thể người. Hegel rất nhạy cảm trước tính hàm hồ, đa nghĩa
của các từ Subjekt, subjektivSubjektivität, nhất là trong việc áp dụng
chúng vào cho chủ thể người. Nguồn gốc chủ yếu của sự hàm hồ này, theo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.