TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 133

Metaphysica). Tất cả những nghĩa truyền thống ấy của Subjekt đều đi vào
trong cách dùng của Hegel về từ này, nhưng nghĩa (1) thường được dành
cho Substanz. Subjekt tương phản với Prädikat (nghĩa (2)); với Substanz
(nghĩa (3) - (5)); và với Objekt (nghĩa (4)). Nó khác với Geist (“tinh thần”,
Anh: “spirit”): Geist bao hàm hay “vượt quá” (übergreift) đối tượng của
mình, và không đối trọng với đối tượng; một cách tương tự, tinh thần phát
triển và bao hàm các biểu hiện của nó (tư tưởng, tình cảm, v.v.); và phát
triển thành những cấu trúc liên-chủ-thể, thành “cái Tôi mà là cái Chúng ta;
và cái Chúng ta mà là cái Tôi” (HTHTT, IV). Ngược lại, Subjekt được quan
niệm như là rút lui vào trong chính mình nhiều hơn, như là cái gì nằm bên
dưới
, và, vì thế, đối trọng với đối tượng, với các trạng thái và các hoạt động
của chủ thể hay với những chủ thể khác. Nhưng, sự phân biệt này không
rạch ròi, và Subjekt phát triển thành Geist. Do đó, trong khi Geist liên kết
với Idee (“ý niệm”), tức với sự hợp nhất của tính chủ quan và tính khách
quan, thì Subjekt lại liên kết với Begriff (“khái niệm”), và, vì thế, với cái
Tôi.

Hegel thấy có sự nối kết giữa nghĩa của Subjekt, trong đó nó tương

phản với Prädikat (nghĩa (2)) và nghĩa của “chủ thể người”. Theo ông, sự
nối kết không đơn giản ở chỗ chủ thể người là cơ sở cho những trạng thái
và hoạt động giống như chủ ngữ lô-gíc hay ngữ pháp là cơ sở cho các vị
ngữ của nó. Chính Subjekt, trong cả hai nghĩa, là được cấu tạo bởi khái
niệm. Chủ thể người hay cái Tôi được nối kết với khái niệm vì cái Tôi là
hoàn toàn bất định cũng như vì nó được cấu tạo bởi tư duy khái niệm. Chủ
ngữ của một câu nối kết với (một) khái niệm, vì, trong phán đoán như:
“Hoa hồng là màu đỏ”, chủ ngữ, “hoa hồng”, được tách ra bởi một khái
niệm (tức khái niệm về hoa hồng), - và, theo Hegel, được cấu tạo bởi khái
niệm này - trong khi vị ngữ, ít nhất trong các hình thức thấp hơn của phán
đoán, gán cho nó một đặc điểm bất tất [“màu đỏ”] vốn không được khái
niệm của nó quy định. Nhưng, hai loại hình của chủ thể và hai loại hình của
khái niệm không tương tự nhau (analogous) một cách đơn giản: Hegel xem
việc tạo ra các phán đoán như là kết quả của việc tự-dị-biệt-hóa chủ động

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.