TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 136

(2) Sự biểu hiện [ra bên ngoài] của chủ thể trong nhiều trạng thái và

hoạt động đa dạng, vừa về mặt tâm lý (ví dụ: tư kiến, ham muốn), vừa về
mặt thể chất (ví dụ: hành động, sáng tác hội họa...). Việc này bao hàm tính
khách quan, nhưng thường theo nghĩa xấu, vì đối tượng/khách thể chỉ diễn
đạt những ý nghĩa, hành động bất chợt của chủ thể.

(3) Sự hiệu chỉnh hợp lý tính của chủ thể về những sự khách thể hóa ra

bên ngoài của mình: chẳng hạn, đó là thể hiện mình hay hậu thuẫn cho một
nhà nước hợp lý tính. Ở đây, một lần nữa, tính chủ quan và tính khách quan
(cả hai đều theo nghĩa tốt) trùng khít với nhau.

Hegel ắt hẳn sẽ xếp “đức tin” của Kierkegaard vào giai đoạn (2) ở

trên.

Cù Ngọc Phương dịch

Chứng minh [Đức: Beweis; Anh: proof] → Xem: Luận chứng và

Chứng minh [Đức: Beweis; Anh: proof]

Cơ giới luận, Hóa học luận và Mục đích luận [Đức: Mechanismus,

Chemismus und Teleologie; Anh: mechanism, chemism and teleology]

Trong Lô-gíc học, nghiên cứu về khái niệm chủ quan hay TÍNH CHỦ

QUAN (tức KHÁI NIỆM, PHÁN ĐOÁN và SUY LUẬN) được tiếp theo
sau bằng nghiên cứu về TÍNH KHÁCH QUAN hay KHÁCH THỂ. (Tính
chủ quan và tính khách quan về sau sẽ được thống nhất trong Ý NIỆM).
Tính khách quan có ba hình thức nối tiếp nhau: 1) Cơ giới luận; 2) Hóa học
luận
; 3) Mục đích luận hay TÍNH HỢP MỤC ĐÍCH (Zweckmässigkeit).

1. Mechanismus [Cơ giới luận] xuất phát từ chữ Hy Lạp mechanē

(dụng cụ, phương tiện, máy móc, công cụ) và có nghĩa là (a) sự sắp xếp và
tương tác của các đối tượng dựa theo các nguyên tắc cơ giới, tức loại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.