TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 139

một chất ba-zơ hay chất kiềm, và không thể tồn tại cô lập được. Khi một
chất a-xít và ba-zơ kết hợp với nhau, chúng trung hòa nhau để tạo ra muối,
tức đánh mất những đặc tính mà trước đây chúng có. Hợp chất này lại có
thể bị bẻ gãy bằng một tiến trình ngoại tại với nó. Hegel đặc biệt quan tâm
đến hiện tượng “ái lực lựa chọn” (Wahlverwandtschaft), mà ông đã xem xét
trước đây trong KHLG dưới đề mục HẠN ĐỘ lẫn trong BKT II §333. Các
yếu tố trong một hợp chất có một ái lực nối kết chúng lại với nhau. Nhưng
ái lực giữa các yếu tố thì khác nhau về cường độ. Vì thế, nếu một hợp chất
gồm x và y gặp phải chất z, ái lực của x và z có thể mạnh hơn ái lực của x
và y. Bấy giờ hợp chất ban đầu xy đó sẽ gãy, hình thành một hợp chất mới
là xz, và giải phóng y. Trong tiểu thuyết Elective Affinities [Các Ái lực Lựa
chọn]
của mình (1809), Goethe áp dụng ý niệm này vào các quan hệ con
người: một trong hai người yêu nhau tỏ ra có một ái lực mạnh hơn dành
cho người khác hơn là cho nhau. Với Hegel, giống Goethe, hóa học luận
được minh họa không những bằng các quan hệ của các chất hóa học mà
còn trong các quan hệ tính dục của các sinh vật sống và trong tình yêu và
tình bạn của con người.

3. Teleologie [Mục đích luận] (xuất phát từ chữ Hy Lạp telos (mục

đích, mục tiêu, v.v.) và logos (lời, lý tính, học thuyết, v.v.)) nghĩa đen là
“học thuyết về MỤC ĐÍCH hay tính hợp-mục-đích”, nhưng Hegel chủ yếu
dùng nó để nói đến tính cách mục đích luận hay hướng đích của một đối
tượng hay của hệ thống các đối tượng. Giống Kant, ông phân biệt mục đích
luận bên ngoài và mục đích luận bên trong. Trong mục đích luận bên ngoài:
(a) mục đích được hiện thực hóa không phải nội tại ở trong các đối tượng
mà nó phải được hiện thực hóa, nhưng được du nhập từ bên ngoài bởi một
tác nhân có mục đích, hoặc là con người hoặc thần linh; (b) các đối tượng
mà mục đích được hiện thực hóa nơi chúng, do đó, được TIỀN GIẢ ĐỊNH
bởi một tác nhân, và vận hành, cả trước và sau khi có sự can thiệp của tác
nhân, không theo các nguyên tắc mục đích luận, mà theo các nguyên tắc cơ
giới luận hay hóa học luận; (c) tác nhân hiện thực hóa mục đích của mình
nơi chúng bằng cách xử lý hành vi của chúng theo các nguyên tắc ấy; (d)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.