“người phụ nữ”, trong khi Eine Frau là “một người phụ nữ”. (Việc cố tái
hiện điều này trong các bản dịch tiếng Anh: “One woman”, v.v. là không
biện minh được). Cũng giống như tiếng Anh, tiếng Đức có nhiều cách
chuyển một phần của lời nói thành danh từ. Vì thế, một tính từ như schön
(“đẹp”) thường xuất hiện (bổ ngữ) giữa quán từ và danh từ (“một bức tranh
đẹp”) hay để vị từ hóa một danh từ (“bức tranh này [là] đẹp”). Việc bổ sung
một tiếp vĩ ngữ, nhất là -heit và -keit chuyển tính từ thành một danh từ trừu
tượng. Do đó, Schönheit là “vẻ đẹp”, “tính đẹp”. (Khác với tiếng Anh, tiếng
Đức thường đòi phải có quán từ xác định cho các trường hợp này). Nhưng,
lại giống với tiếng Anh, tiếng Đức cũng có thể chuyển tính từ thành danh từ
một cách trực tiếp hơn bằng cách đơn giản thêm vào một quán từ cho tính
từ. Ví dụ, tính từ einzeln có nghĩa “cá biệt”, “đơn nhất”, trong khi der/ein
Einzelne là “cái cá biệt”, “cái đơn nhất”, “cá nhân”/Anh: “the/an
individual”. Thông thường hơn, quán từ và tính từ ở thể trung tính: das
Schöne là “cái đẹp”; das Allgemeine là “cái phổ biến”, das Sinnliche là “cái
cảm tính”; das Wahre: “cái đúng thật” và, v.v. Những cách biểu đạt ấy là
hàm hồ: ví dụ: das Schöne có thể biểu thị một số sự vật đẹp hay những sự
vật đẹp nói chung (ví dụ: “Cái đẹp thường cao giá”) hoặc biểu thị tính trừu
tượng của cái đẹp (ví dụ: “Cái đẹp khác với cái chân”).
Phần khác của lời nói cũng có thể chuyển thành danh từ, đó là động
từ. Tiếng Anh thường làm điều này bằng cách thêm vào tiếp vĩ ngữ “-ing”
cho động từ gốc: “run” thành “running” (“chạy” thành “việc chạy”), v.v.
Tiếng Đức cũng thêm -ung vào: ví dụ: erklären (“giải thích”, “định nghĩa”)
thành (die) Erklärung (“sự giải thích”, “định nghĩa”, “tuyên bố”), aufheben
(“thủ tiêu”, “thải hồi”, v.v.) thành (die) Aufhebung (“việc thủ tiêu, thải hồi,
vượt bỏ”, v.v.), bestimmen (“xác định”, “quy định”, v.v.) thành (die)
Bestimmung (“việc xác định, quy định”, v.v.)... Tiếng Anh cũng đôi khi
dùng động từ nguyên thể như là ngữ đoạn-danh từ: ví dụ: “to be is to be
perceived” (“tồn tại là được tri giác” [Berkeley]), “to hear is to obey”
(“nghe là phải vâng lời”), v.v. Tiếng Đức, hay ít nhất là tiếng Đức của
Hegel, dùng cách này nhiều hơn hẳn, bằng cách (thường) thêm quán từ xác