đã xuất hiện trước đó như là định mệnh và tự nhiên sẽ được xem là sự bắt
đầu của thiên hựu tự khai mở (DTSN, III. 604). Trong Vorlesungen über die
Methode des akademischen Studiums/Các bài giảng về phương pháp
nghiên cứu hàn lâm, viii, Schelling trình bày ba thời kỳ theo trật tự: tự
nhiên, định mệnh, thiên hựu. Những người Hy Lạp sống hài hòa với tự
nhiên; sau đó một rạn nứt mở ra giữa tự do và định mệnh như là sự tất yếu
(sự “Sa đọa của Con người”); cuối cùng, Kitô giáo bắt đầu sự thống trị của
thiên hựu. Trong các bài giảng của mình về triết học về nghệ thuật (1801 và
1804), Schelling đưa ra một nghiên cứu tinh tế hơn về vai trò của định
mệnh trong các thể loại văn chương và về những khác biệt giữa các quan
niệm của thời cổ đại và hiện đại về định mệnh.
Định mệnh bao gồm bốn yếu tố:
(1) Những cá nhân bị những sự cố tác động;
(2) Các sự cố không được cá nhân lên kế hoạch hay dự tính và không
dễ dàng tránh được chúng. Do đó chúng đòi hỏi:
(3) Một SỨC MẠNH/QUYỀN NĂNG bên ngoài (các) cá nhân, vốn
(được cho) là chịu trách nhiệm về các sự cố ấy.
(4) Mối quan hệ giữa (1) và (3), vốn sinh ra (2).
Nghiên cứu của Hegel về định mệnh có thể được xem xét dựa vào các
yếu tố sau:
1. Những điều xảy ra cho các cá thể không phải con người do các lực
ngoại tại, và Hegel, trong KHLG (dưới đề mục CƠ GIỚI LUẬN mù
quáng/hình thức), kết luận rằng định mệnh của một SINH THỂ HỮU CƠ là
giống loài của nó, tức là việc nó tan biến vào giống loài bởi cái CHẾT.
Nhưng chỉ xét đơn giản như là các ĐỐI TƯỢNG (Objekte), các sinh vật
sống không có định mệnh, vì chính ngay bản tính tự nhiên hay KHÁI
NIỆM của chúng được quy định từ bên ngoài. Do vậy, theo nghĩa nào đó,