TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 195

nên nó vượt qua và tồn tại lâu hơn những bất tất của đam mê (THPQ,
§§162 và tiếp).

Hegel xem xét phụ nữ và gia đình trong hai văn cảnh chính:

1. HTHTT, VI.A.a, dưới đề mục TINH THẦN, xem xét ĐỜI SỐNG

ĐẠO ĐỨC của người Hy Lạp như là được phản ánh trong bi kịch Hy Lạp,
nhất là trong vở kịch ưa thích của Hegel, đó là vở Antigone của Sophocles.
Xã hội Hy Lạp, theo quan niệm của Hegel, bị chi phối bởi hai loại luật:

(a) LUẬT bất thành văn của các thần linh “cõi âm” hay luật trời, vốn

“không phải là luật của hôm qua hay hôm nay, nhưng là mãi mãi, dù ta
không biết nó đến từ đâu” (Hegel thường trích dẫn lời của Antigone). Đây
là luật thiêng liêng của gia đình, gắn kết người sống với người chết. Nó quy
định rằng phải “tinh thần hóa” cái CHẾT bằng những nghi lễ chôn cất thích
hợp. Việc tuân thủ luật này, và việc giữ an toàn cho gia đình nói chung,
được quy cho phụ nữ. (Trong thực tế, trong những người Athen của
Sophocles, việc chôn cất người chết, đặc biệt là chết vì chiến tranh, không
đơn giản là một mối quan tâm riêng tư, gia đình).

(b) Luật công khai của con người hay luật của nhà nước, được chuẩn

thuận bởi những vị thần Olympia. Luật này được quy định cho nam giới,
trong trường hợp này, cho người cai trị, tức Creon, vốn đã cấm Antigone
chôn cất người anh trai phiến loạn, tức Polyneikes.

Không luật nào cao hơn luật nào. Do đó nảy sinh xung đột bi kịch.

Cả Hegel lẫn khán giả Hy Lạp của Sophocles đều không xem đây là

một xung đột giữa nhà nước và CÁ NHÂN. Theo quan niệm của Hegel, nó
chính là một xung đột giữa các lực lượng, được đại diện bằng các cá nhân:
chủ nghĩa cá nhân chỉ xuất hiện muộn hơn nhiều, phần nào như là kết quả
của các xung đột như vậy. Lý giải của ông về vở kịch này gây tranh cãi,
nhưng nó đáng ca ngợi vì việc xem xét nghiêm túc vị thế của Creon, cũng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.