như của Antigone. (Creon không đơn giản là một bạo chúa, nhưng là một
chính khách đang nỗ lực vãn hồi trật tự mà đời sống văn minh phụ thuộc
vào đó).
2. Trong THPQ §§158-81, gia đình được xem là giai đoạn đầu tiên,
trực tiếp của đời sống đạo đức, vốn sẽ VƯỢT BỎ các đòi hỏi thô sơ, cảm
tính trong định chế hôn nhân và chuẩn bị cho cá nhân tham gia vào đời
sống dân sự và nhà nước. Gia đình là lĩnh vực của phụ nữ, “có vận mệnh
mang tính bản thể của mình ở trong gia đình, và tâm thế đạo đức của người
phụ nữ là sự hiếu nghĩa” (§166).
Quan niệm của Hegel về mối quan hệ chồng - vợ đôi khi được gắn với
nghiên cứu của ông về quan hệ giữa chủ và nô trong HTHTT, IV.A., ngụ ý
rằng Hegel xem vợ là nô lệ hay người hầu của chồng, và có lẽ rằng người
vợ, giống như nô lệ, có thể tìm thấy hạnh phúc và tự do trong việc phục vụ
chồng. Sự liên tưởng này, cùng với bất kỳ kết luận nào được rút ra từ nó,
đều không chính xác:
(1) Công việc phục dịch trong gia đình là rất rộng trong thời đại của
Hegel, và phụ nữ thuộc tầng lớp của Hegel không bị đòi hỏi phải làm việc
trong nhà: “Antigone không tự mình giặt giũ” (W. H. Walsh).
(2) Sự khác biệt của quan hệ chồng - vợ với mối quan hệ giữa ông chủ
- người hầu truy nguyên đến tận Aristoteles; ông xem sự “cai trị” của người
chồng trên người vợ là giống sự cai trị của một người công dân trên các
đồng bào của anh ta, và vì thế hoàn toàn khác với sự cai trị “chuyên chế”
của chủ nô trên nô lệ. Không có bằng chứng rằng Hegel chuẩn thuận một
sự từ bỏ hoàn toàn khỏi truyền thống này.
(3) Tiếng Đức, giống tiếng Hy Lạp và La-tinh, có hai từ cho chữ
“man” trong tiếng Anh [người/đàn ông]: Mensch, vốn áp dụng vào tất cả
mọi người, và Mann, vừa có nghĩa “nam giới trưởng thành” lẫn “người
chồng”. Nhưng tiếng Đức cho chữ “Ông, Ngài, quý Ngài”, là chữ Herr,