Hành vi/Việc đã làm [Đức: Tat; Anh: deed] → Xem: Hành động,
Hành vi/Việc đã làm và Trách nhiệm/Lỗi [Đức: Handlung, Tat und
Schuld; Anh: action, deed and responsibility]
Hệ thống [Đức: System; Anh: system] → Xem: Khoa học và Hệ
thống [Đức: Wissenschaft und System; Anh: science and system]
Hiện hữu (sự), Thực tại và Tồn tại-được quy định/Tồn tại nhất
định/Tồn tại hiện có [Đức: Existenz, Realität und Dasein; Anh:
existence, reality and determinate being]
Trong lĩnh vực này, tiếng Đức có rất nhiều từ. So với các triết gia tiền
bối, Hegel đã nỗ lực hơn rất nhiều để phân biệt những từ ấy. Chữ chung
nhất, theo quan niệm của Hegel, là sein (TỒN TẠI): chữ này rất ít mang
gánh nặng bản thể học và áp dụng được cho mọi thứ. Sein và trạng từ da
(đó, đây, v.v.) cho ra đời chữ dasein (có đó, hiện có, hiện hữu) và, ở thế kỷ
XVII, cho ra danh động từ das Dasein (cái có đó, hiện diện, hiện hữu (nhất
là trong không gian và thời gian)). Dasein được Leibniz và Wolff dùng để
dịch chữ La-tinh existentia, tức sự hiện hữu của một vật, tương phản với
tính cách của nó. Với Kant, Dasein là trái nghĩa với Nichtsein (Không-tồn-
tại), và ông dùng nó để biểu thị sự hiện hữu của bất kỳ cái gì, kể cả Thượng
Đế. (Hegel cũng thường dùng nó để biểu thị sự hiện hữu của THƯỢNG
ĐẾ, nhưng đây hoặc là một sự nhượng bộ trước sự sử dụng truyền thống
[của chữ này] hoặc hàm ý một sự tương phản đặc biệt với KHÁI NIỆM về
THƯỢNG ĐẾ). Sự kết hợp kiểu Heidegger giữa Dasein và tồn tại của con
người trong thời gian thỉnh thoảng cũng xuất hiện trong giai đoạn này, dù
vậy nghĩa này không có nhiều ý nghĩa đối với Hegel cũng như các triết gia
khác.
Chữ La-tinh res (vật) cho ra đời realis (thực tồn - có lẽ lần đầu xuất
hiện là ở Abelard) và realitas (thực tại - Duns Scotus là người đầu tiên