như chất, về bản chất nó chứa đựng sự phủ định. Theo nghĩa này, Hegel
nói, chúng ta có thể nói về thực tại hay sự thực hiện một kế hoạch hay ý đồ,
về cơ thể như là thực tại của linh hồn, về PHÁP QUYỀN như là thực tại
của TỰ DO, và thế giới như thực tại của khái niệm thần linh. (Ở đây,
Realität gần với Dasein). Hai là, Realität có một nghĩa đánh giá, như trong
cụm “một triết gia thực sự/hiện thực”; ở đây, nó không tương đương với
Dasein, và không tương phản với ideal: nó biểu thị “sự nhất trí của một
Daseiendes với khái niệm của nó”, và gần với “hiện thực” (Wirklichkeit)
(BKT I, §91A).
Existenz, theo nghiên cứu của Hegel, là một SỰ QUY ĐỊNH của bản
chất. Trong KHLG, nó đến sau phạm trù CƠ SỞ: khái niệm về cơ sở phát
triển thành khái niệm về điều kiện (điều kiện cần/không thể thiếu được/sine
qua non), và khi toàn bộ các điều kiện được hiện thực hóa, SỰ VẬT hay sự
việc (Sache) mới bắt đầu hiện hữu. Cái đang hiện hữu (das Existierendes)
là một vật (Ding) có nhiều thuộc tính. Không giống như “cái gì đó”
(“Etwas”/Anh: “something”), điều cho phép nó [cái đang hiện hữu] có hay
nối kết được nhiều thuộc tính là việc nó xuất hiện từ một cơ sở. Nhưng, cơ
sở hay bản chất không bị ẩn giấu bên dưới những thuộc tính của vật; nó
hoàn toàn bị VƯỢT BỎ trong cái hiện hữu. Giống như việc cái gì đó thuộc
về một hệ thống của những cái gì đó được quy định về chất khác nhau, cái
đang hiện hữu thuộc về một hệ thống của những cái đang hiện hữu, mỗi cái
là điều kiện cho những cái khác, và việc một vật có những thuộc tính gì là
phụ thuộc một phần vào những tương tác có tính tương phản của nó với
những vật khác.
Khái niệm về sự hiện hữu (Existenz), tương phản với LÝ TÍNH, với
khái niệm và với Ý NIỆM, sau này trở thành một tiếng gọi khởi nghĩa
(rallying call) cho những đối thủ của ông như Schelling, Kierkegaard và
Ranke. (Hamann và Jacobi cũng khơi ra nó để chống lại những hệ thống
duy lý của Kant và những triết gia Khai minh khác). Họ phê phán rằng, một
là, Hegel đang làm việc với khái niệm về sự hiện hữu, chứ không phải với