của nó). Ngược lại, trong truyền thống Aristoteles, Form [hình thức/mô
thức] (tiếng Hy Lạp: eidos) của một vật, khác với chất liệu thường được
xem là BẢN CHẤT nội tại, sẽ quy định hình thức bên ngoài. Quan niệm về
một hình thức nội tại, bản chất xuất hiện ở Herder, Goethe, và Hegel (xem
KHÁI NIỆM). Tính từ formal hay formell áp dụng vào bất kỳ điều gì liên
quan đến hình thức và thoát ly khỏi nội dung, và Formalismus [chủ nghĩa
hình thức] là một sự tập trung quá mức vào hình thức với sự xem nhẹ nội
dung.
Trong Lô-gíc học của Hegel, Form tương phản với “bản chất”, nhưng
tương phản chủ yếu là với “chất liệu” và “nội dung”:
1. Materie [vật chất], giống như từ “matter” trong tiếng Anh, có hai
sự sử dụng chính trong triết học:
(a) Nó biểu thị chất liệu vật chất, tương phản không phải chủ yếu với
“hình thức”, mà với TINH THẦN (tinh thần cá nhân hay tinh thần nói
chung) và với cái Ý THỂ hay trừu tượng. Materie theo nghĩa này là tương
đương với Stoff (“vật liệu, chất liệu”). Những chữ này cũng xuất hiện ở
dạng số nhiều, đặc biệt khi Hegel thảo luận về lý thuyết rằng các thuộc tính
của một VẬT là các chất liệu hay vật liệu (chẳng hạn, sức nóng là “chất
liệu nhiệt”, nhưng các vật liệu “xốp” vốn có thể xuyên thấm vào nhau, đến
mức vật ấy có thể là, chẳng hạn, vừa nóng vừa ngọt. Nhưng, ở dạng số ít,
Materie có thể biểu thị chất liệu trung tính, đồng tính của cái mà, theo vật
lý học Newton, mọi thứ đều chứa đựng. Hegel (giống như Berkeley) xem
Materie thuộc loại này là một sự trừu tượng trống rỗng.
(b) Trong truyền thống Aristoteles, vật chất hay chất liệu của một thực
thể tương phản với hình thức của nó. Nhưng “vật chất” theo nghĩa này cũng
mang tính nước đôi: nó quy đến (i) vật chất vô hình thức mà từ đó sự vật
được tạo hình xuất hiện ra, chẳng hạn khối đá cẩm thạch mà từ đó pho
tượng được tạo ra; và (ii) vật chất được tạo hình là đồng thời với sự vật
được tạo hình ấy, chẳng hạn đá cẩm thạch được tạo hình chính là pho tượng