các tín điều triết học hay cũng công kích những niềm tin cần thiết cho cuộc
sống thường nhật).
Hegel chịu ảnh hưởng của thuyết hoài nghi ở nhiều mức độ:
(1) Các nghiên cứu của ông về các chủ đề cụ thể (TÍNH NHÂN QUẢ,
sự VẬT, tiêu chuẩn của CHÂN LÝ trong HTHTT, Dẫn nhập, v.v.) thường
chịu ơn Sextus cũng như các triết gia hiện đại.
(2) Thuyết hoài nghi là một HÌNH THÁI của ý thức trong HTHTT, nơi
Hegel công nhận mục đích thực hành, hơn là thuần túy nhận thức luận, của
thuyết hoài nghi cổ đại, để đạt được sự thanh tĩnh bằng epochē. Những
phản bác của ông đối với thuyết hoài nghi trong HTHTT không thuyết
phục: Các nhà hoài nghi, giống như các nhà khắc kỷ, có một nửa thiên niên
kỷ để nghĩ về những câu trả lời cho các luận cứ chống lại họ.
(3) Hegel xem phương thức của riêng ông cũng mang tính hoài nghi
đối với các hình thái của ý thức (kể cả sự XÁC TÍN CẢM TÍNH) lẫn
những QUY ĐỊNH của TƯ DUY (kể cả các triết học khác). Nhưng thuyết
hoài nghi của ông không đơn giản bao gồm sự tạm hoãn các niềm tin về
một lập trường, mà là sự PHỦ ĐỊNH nó, một sự phủ định dẫn đến kết quả
khẳng định một lập trường mới. Phương thức của Hegel càng phức tạp bởi
thuyết hoài nghi của ông (giống như thuyết hoài nghi của một số người Hy
Lạp) mở rộng đến các QUY LUẬT lô-gíc, trong khi cách bác bỏ của ông
đối với một lập trường nào đó thường dựa vào [việc phát hiện] sự MÂU
THUẪN bên trong nó.
(4) Hegel cũng nỗ lực củng cố hệ thống của ông chống lại những cuộc
tấn công của thuyết hoài nghi, đặc biệt là khi nó dựa trên năm phương thức
của Agrippa. Sự bảo vệ của ông gồm những điều sau:
(i) Triết học của ông không tranh luận với các nền triết học khác biệt
và không tương thích: triết học của ông VƯỢT BỎ, do đó, bao hàm các