TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 24

được chấp nhận), mà ở chỗ chưa có một hệ thuật ngữ được xử lý và chấp
thuận rộng rãi. Một số cây bút vẫn giữ lại các từ La-tinh, những người khác
thì dịch chúng sang tiếng Đức bản ngữ. Nhưng vẫn chưa có sự nhất trí về
việc dịch thuật. Thomasius không làm được bao nhiêu để cứu chữa tình
trạng này, một phần vì các tác phẩm của ông vẫn còn đầy rẫy các từ vay
mượn từ tiếng La-tinh, phần khác vì các đề nghị về mặt thuật ngữ của ông
lại thiếu sự sáng sủa, thẩm quyền và sự chặt chẽ vốn cần thiết cho sự chấp
nhận rộng rãi. Bước đi có ý nghĩa nhất theo hướng này sẽ được triết gia
hàng đầu của phong trào Khai minh Đức là Christian Wolff (1679-1754)
đảm trách. Wolff nguyên là nhà toán học và ông tin rằng Triết học cần được
trình bày với sự sáng sủa và chặt chẽ toán học. Khi du nhập một từ, theo
ông, cần phải định nghĩa thật rõ ràng, và không được dùng theo nghĩa khác
với nghĩa nguyên thủy đã dành cho nó. Ta không được phép sử dụng hai
hay nhiều từ đồng nghĩa với nhau: các từ đồng nghĩa ở bề ngoài phải được
dành cho các nghĩa được xác định thật chính xác và rành mạch. Vì thế,
Wolff phân biệt giữa từ Grund (“cơ sở”, “lý do”/Anh: “ground, reason”) và
từ Ursache (“nguyên nhân”/Anh: “cause”): “Cơ sở là cái nhờ đó ta có thể
hiểu tại sao sự vật lại như thế, còn nguyên nhân là sự vật chứa đựng trong
mình cơ sở cho sự vật khác” (TTTL §29). Và phân biệt giữa một Vermögen
(“năng lực”, “quan năng”/Anh: “ability, power”) và Kraft (“lực”, “sức
mạnh”/Anh: “force, power”): “Năng lực hay quan năng chỉ là khả thể để
làm điều gì đó, trong khi lực là nguồn gốc của sự biến đổi, nên nó phải bao
hàm cả nỗ lực để làm điều gì đó” (TTTL §117). Wolff viết phần lớn bằng
tiếng Đức, và ông đã mang lại một từ tiếng Đức tương đương cho hầu hết
những từ La-tinh hay có gốc La-tinh. Từ tiếng Đức hiếm khi là sáng tạo của
riêng ông, nhưng ông chỉ dẫn cách sử dụng ổn định và rành mạch cho
những từ vốn trước đó chưa có được điều ấy. Chẳng hạn, ông mang lại cho
Begriff nghĩa hiện đại của nó là “khái niệm” (Anh: “concept”) và cố phân
biệt nó với Vorstellung (“biểu tượng, quan niệm”/Anh: “representation,
conception”): khái niệm là biểu tượng về giống (Gattungen/Anh: genera)
và loài (Art/Anh: species) của những sự vật (TTTL §273). (Wolff dường

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.