TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC HEGEL - Trang 240

khách thể?” (BKT II, §246 A), thì các khách thể là các Objekte, không phải
Gegenstände, vốn chỉ liên quan đến ý thức. (Trong HTHTT, Dẫn nhập,
khách thể vốn là thực tồn và do đó khó đạt đến thì không phải là
Gegenstand, mà là die Sache (“sự việc”), “SỰ VẬT”, v.v.).

Trong KHLG, Hegel cho rằng objektivObjektivität có hai nghĩa: (i)

“Đứng đối lập với khái niệm độc lập” hay với cái Tôi, tức “thế giới đa tạp
trong sự hiện hữu trực tiếp của nó”, mà khái niệm hay cái Tôi phải vượt
qua. (Hegel liên hệ điều này với một “nghĩa ít xác định hơn”, trong đó
ObjektGegenstand của bất kỳ “mối quan tâm hay hành động nào của chủ
thể”). (ii) “Cái TỰ MÌNH VÀ CHO MÌNH thoát khỏi sự giới hạn và đối
lập” bởi một chủ thể. Cái “khách quan” theo nghĩa này bao gồm các
nguyên tắc lý tính và tất yếu về lý thuyết hay đời sống đạo đức, mà chủ thể
chỉ đơn giản phải tuân theo, hơn là vượt bỏ hay thay đổi, và là cái khách thể
mà chủ thể phải NHẬN THỨC [bằng sự theo dõi, quan sát] “thoát khỏi
những sự thêm thắt của SỰ PHẢN TƯ chủ quan”. Cơ giới luận và hóa học
luận, trong nghiên cứu của Hegel, bao gồm tính khách quan theo nghĩa (ii),
trong khi mục đích luận, trong đó mục đích hay khái niệm thoát ly khỏi
khách thể và nỗ lực quy định nó, bao gồm tính khách quan theo nghĩa (i).
Nhưng, trong thực tế, đây là ba giai đoạn của tính khách quan, chứ không
đơn giản là hai: (1) một khách thể độc lập với chủ thể, theo nghĩa hoàn toàn
không xét đến chủ thể (ngoại trừ trong chừng mực chủ thể hay khái niệm
được tiền giả định một cách mặc nhiên như cấu tạo nên khách thể xét như
là khách thể), đó là cơ giới luận và hóa học luận. (2) Một khách thể đứng
đối lập với một chủ thể và được chủ thể vượt qua, tức là mục đích luận,
nhưng ở cấp độ Ý NIỆM, là những ý niệm về cái chân (nhận thức) và về
cái thiện (LUÂN LÝ nơi Kant và Fichte). (Đây là tính khách quan theo
nghĩa (i) ở trên). (3) Một khách thể đã nỗ lực lao động để vươn đến sự TẤT
YẾU và lý tính, khiến cho chủ thể không cần thay đổi hay quy định nó, mà
chỉ đơn giản là phải tuân theo nó. Điều này tương ứng với ý niệm tuyệt đối,
là cái, theo Hegel, vừa là chủ thể, vừa là khách thể. Điều này được minh
họa, chẳng hạn như, một ai đó nghiên cứu Lô-gíc học (kiểu Hegel) hay tuân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.