giác của tôi có thể là bất chợt và chủ quan, nhưng điều này không dẫn đến
việc những thuộc tính khả giác của sự vật (được khẳng định bởi việc đối
chiếu những cảm giác khác nhau của một người quan sát và của nhiều
người quan sát khác nhau) là hoàn toàn chủ quan. Thêm nữa, trong trường
hợp phán đoán đạo đức và thẩm mỹ, một thái độ (vô tư) không bảo đảm
cho một câu trả lời khách quan (đúng đắn), thậm chí cũng không tìm ra
được một câu trả lời khách quan (đúng đắn). Trong trường hợp đạo đức
học, rõ ràng không có một khách thể cho thái độ khách quan đạt đến, nhưng
Hegel có xu hướng xem LUẬT PHÁP (hay bản thân NHÀ NƯỚC) như là
một khách thể tương tự với đối tượng của nhận thức.
Trong cả KHLG và BKT I, Hegel còn liên kết sự quá độ từ “khái niệm
chủ quan” sang “khách thể” với LUẬN CHỨNG bản thể học về sự hiện
hữu của Thượng Đế.
Hoàng Phong Tuấn dịch
Khái niệm [Đức: Begriff; Anh: concept]
Động từ begreifen đến từ động từ greifen (nghĩa đen là “nắm lấy”,
“giành lấy”) và có nghĩa là “lĩnh hội, thấu hiểu”, vừa theo nghĩa “bao hàm,
bao gồm” vừa theo nghĩa “hiểu, quan niệm, khái niệm hóa”, nhưng nó có
một ứng dụng hẹp hơn động từ verstehen (“HIỂU”) và hàm ý một nỗ lực
nắm bắt hay bao chứa. (Quá khứ phân từ cũng được dùng trong cụm từ
begriffen sein in, đang hoàn thành, hay đang tham gia, vào một điều gì đó).
Trong số những từ ghép khác của greifen, Hegel sử dụng übergreifen, nghĩa
đen: “chồng lên, lấn (lên), vượt qua, đánh vào sườn”: khái niệm bao trùm
CÁI KHÁC của nó, vì, chẳng hạn, khái niệm về cái khác với khái niệm, tức
khách thể, thì bản thân cũng là một khái niệm.
Danh từ Begriff vừa có nghĩa là “khái niệm” vừa có nghĩa là “quan
niệm”, đặc biệt là trong nghĩa về “năng lực suy nghĩ”. (Cụm từ im Begriff